14 ngư dân Việt đánh bắt cá trái phép tại biển Úc bị kết án

Mười bốn ngư dân Việt Nam bị bắt khi đang đánh bắt hải sâm trái phép tại vùng biển thuộc chủ quyền nước Úc, tất cả đều đã bị tuyên án tại Tòa Sơ thẩm Darwin vào thứ Năm ngày 9 tháng Ba năm 2017.

Vietnamese fishermen were located woith seven tonnes of sea cucumber

Tàu cá Việt Nam bị chặn giữ với 7 tấn hải sâm trên tàu. Source: Department of Immigration and Border Protection

Tổng cộng 14 thành viên trên tàu đã bị tuyên những bản án khác nhau sau khi bị bắt khi đang đánh bắt hải sâm bất hợp pháp gần rặng Saumarez Reef ở khu bảo tồn biển Coral Sea Marine Reserve vào ngày 15 tháng Hai năm 2017, với bảy tấn hải sâm được xếp trong 30 thùng.

Chủ tàu, người lần đầu tiên phạm tội, nhận bản án sáu tháng tù treo.

Có ba ngư dân được xác định đã từng phạm tội trước đây, hai người nhận án bốn tháng tù giam, người còn lại chịu án sáu tháng tù giam.

Mười thành viên còn lại mỗi người chịu án hai tháng tù treo do phạm tội lần đầu.

‘Bị buộc phải đánh bắt cá ngoài vùng đảo Trường Sa’

Cơ quan quản lý Ngư nghiệp Úc (AFMA) cho biết, có sự gia tăng đột biến trong các hoạt động tàu đánh cá Việt Nam tại vùng biển nước Úc.

“Có 13 vụ đánh bắt cá trong 11 tháng qua, đó là một hiện tượng,” ông Peter Venslovas.
"Có sự gia tăng đột biến các tàu đánh cá Việt Nam tại vùng biển nước Úc trong 11 tháng qua," Peter Venslovas.
Tại tòa địa phương Darwin, những ngư dân này khai rằng khu vực quần đảo Trường Sa vốn là nơi họ vẫn đánh bắt cá những năm qua, nay đã bị Trung Quốc kiểm soát nhiều phần và họ buộc phải đánh bắt ngoài địa phận đó.

Những ngư dân này nói họ buộc phải đánh bắt ở những nơi xa hơn và ở những nước láng giềng, bao gồm cả vùng biển nước Úc.

Tuy nhiên tòa nhận thấy Úc là một nơi cách rất xa Việt Nam, ông Venslovas từ AFMA nói “họ đánh bắt cá không chỉ bởi kế sinh nhai, họ làm vì lợi nhuận.”

‘Các ngư dân không có khả năng trả tiền phạt’

Hầu hết 14 ngư dân đều ở độ tuổi khoảng 20 và mù chữ. Tất cả đều mưu sinh chỉ bằng nghề đánh cá từ trước tới nay, họ đến từ vùng đất nghèo ở Việt Nam và phải làm việc để chu cấp cho cha mẹ hoặc vợ con.

Luật sư của nhóm người này, bà Lyma Nguyen, đã xin khoan hồng cho hoàn cảnh khó khăn của họ. Bà nói không ai trong số họ có khả năng trả tiền phạt và nói rằng nhiều người còn không biết lúc đó họ đang đánh bắt cá ở đâu.
"‘Giơ cao đánh khẽ’ sẽ không giúp gì trong việc ngăn họ tiếp tục tái phạm," Thẩm phán John Neill.
Nhưng Thẩm phán John Neill đã bác bỏ điều này.

“Họ là những ngư dân, chắc chắn họ phải hiểu biết các vùng biển.

“Thông cảm cho hoàn cảnh khó khăn của họ nhưng ‘giơ cao đánh khẽ’ sẽ không giúp gì trong việc ngăn họ tiếp tục tái phạm.”

Ông Scott Clementz, thuộc cơ quan Bảo tồn môi trường Úc, nói, các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trái phép đã gây tổn hại đến môi trường biển của Úc.

“Hình phạt nghiêm khắc là rất cần thiết để chấm dứt các hoạt động đánh bắt trái phép. Nếu không có biện pháp mạnh, chúng ta không thể bảo tồn một môi trường biển phong phú cho thế hệ hiện tại và tương lai của Úc.”

Nhóm ngư dân sẽ phải trở lại tòa vào tháng này.

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 14 March 2017 5:40pm
Updated 14 March 2017 6:27pm
By Hương Lan

Share this with family and friends