5 bí quyết để nộp hồ sơ vợ chồng thành công

Tự làm một hồ sơ vợ chồng không phải dễ nhưng cũng không quá khó đối với những ai có mối quan hệ xác thực và biết cách chuẩn bị kỹ lưỡng.

Engagement ring

Làm thế nào chứng minh mối quan hệ xác thực? Source: Pixabay

Bỏ qua những vấn đề phức tạp như đương đơn đã bị từ chối, bị bất hợp pháp, … Luật sư Di trú Andie Lam ở văn phòng Andie Lam Lawyers đưa ra 5 bí quyết để nộp hồ sơ vợ chồng thành công.

Mọi cặp vợ chồng đều nên tuân thủ những bước sau để tăng xác suất thành công hồ sơ mà không cần tới luật sư hay đại diện di trú, hoặc ít ra cũng có thể tự kiểm tra hồ sơ của mình:

1. Thu thập nhiều bằng chứng để chứng minh cho mối quan hệ

Các bằng chứng bao gồm những giấy tờ có thể hiện tên, hình ảnh hoặc địa chỉ của hai người như thư từ gửi tới nhà, bảo hiểm xe cộ, hợp đồng trả tiền nhà, hóa đơn điện, nước hàng tháng, giao dịch tài khoản ngân hàng, hợp đồng thuê mướn shop, di chúc, vé xem phim, thẻ tập gym, hình ảnh hai người, vé máy bay đi du lịch chung, …

Cần lưu ý rằng chỉ riêng hình ảnh hai người không thể chứng minh được mối quan hệ mà phải có những giấy tờ thể hiện sự đóng góp của cả hai người trong cuộc sống chung, hoặc thể hiện mình đã sẵn sàng cho một cuộc sống chung.

2. Người chứng cho mối quan hệ

Phải có ít nhất 3-5 người viết lời chứng cho hồ sơ, lời khai người chứng phải thật chi tiết, hiểu rõ về cặp vợ chồng chứ không thể sơ sài 2-3 dòng.

Một tờ khai phải bao gồm các chi tiết như hai người quen nhau trong hoàn cảnh nào, khi nào họ tiến tới quyết định sống chung hoặc chính thức mối quan hệ, từ đó đến nay sống ở đâu, có thường xuyên tham gia các hoạt động với bạn bè không, công việc của họ, dự định tương lai của họ…

3. Lời khai của vợ/chồng

Lời khai phải chi tiết và thống nhất. Trong văn bản ghi lời khai nên ghi rõ theo trình tự từ lúc quen nhau như thế nào, tại sao quyết định sống chung với nhau, sở thích của đối phương là gì…

Cho đến hiện tại trong cuộc sống chung thì chia sẻ việc nhà ra sao, trách nhiệm tài chính của mỗi người như thế nào, đóng góp bao nhiêu cho cuộc sống chung,

4. Lưu trữ hồ sơ

Tất cả hồ sơ đã nộp cho Bộ Di Trú phải lưu trữ lại, để giữ kỷ lục chứng cứ, phân biệt xắp xếp gọn gàng

5. Hiểu rõ đối phương

Hiểu rõ chi tiết về vợ/chồng của mình, không chỉ về tính cách người đó mà phải biết cả gia cảnh, chẳng hạn quê quán, gia đình cha mẹ, anh em bao nhiêu người, trước đây đã từng kết hôn chưa, có con riêng hay không, trình độ học vấn như thế nào, có những cột mốc gì quan trọng trong đời…

Bộ Di trú sẽ có thể phỏng vấn riêng từng người, nếu lời khai không khớp sẽ khiến Bộ di trú nghi ngờ và có nguy cơ bác hồ sơ.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 18 January 2019 2:13pm
By Hương Lan

Share this with family and friends