Những người yêu thích vị cay nồng của ớt từ nay có thể cần nghĩ lại.
Mặc dù ớt từ lâu được cho là có hiệu quả trong việc chống lại bệnh béo phì và tăng huyết áp, một nghiên cứu mới mà Đại học Nam Úc (UniSA) có tham gia cho thấy chế độ ăn cay có nhiều ớt có thể liên quan đến sự suy giảm trí nhớ.
Nghiên cứu kéo dài 15 năm, được công bố trên tạp chí tuần này, đã kiểm tra thói quen ăn uống và khả năng nhận thức của gần 5,000 người Trung Quốc ở độ tuổi từ 55 đến 71 để xác định tác động của việc ăn ớt lâu dài đối với trí nhớ.
Sau khi thực hiện một số bài kiểm tra nhận thức và đánh giá chế độ ăn uống, chỉ số BMI (*) và tình trạng kinh tế xã hội của người tham gia, các nhà nghiên cứu thấy rằng những người ăn nhiều ớt nhất, ăn hàng ngày, này trong nhóm đã giảm chất lượng trí nhớ nhiều nhất.
Nghiên cứu được nhắc trên, do Tiến sĩ Zumin Shi từ Đại học Qatar dẫn đầu, cho thấy những người trưởng thành trên 55 tuổi ăn liên tục hơn 50 gram (khoảng 3.5 muỗng canh) ớt cho thấy bằng chứng về sự suy giảm nhận thức nhanh hơn.
Trên thực tế, những người cao niên yêu ớt này có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ và tự mình nhận thấy khả năng trí nhớ kém gần gấp đôi.
Lượng ớt theo định nghĩa của nghiên cứu bao gồm cả ớt tươi và ớt khô nhưng không phải ớt ngọt hay ớt đen.
Capsaicin là thành phần trong ớt mang lại cho nó sức nóng mãnh liệt.
Trước nay người ta hiểu rằng sắc tố này tăng tốc độ trao đổi chất, giảm mỡ và ức chế các rối loạn mạch máu. Nhưng nghiên cứu này lần đầu tiên phát hiện ra mối liên quan giữa lượng ớt và chức năng nhận thức.
“Bất cứ khi nào chúng ta nhìn vào huyết áp hoặc bệnh tiểu đường hoặc chức năng nhận thức, điều chúng ta đều biết một quy tắc chung là chúng ta không thể ăn tất cả các loại thực phẩm quá nhiều mà không bị ảnh hưởng gì”, Tiến sĩ Ming Li, nhà dịch tễ học từ UniSA, người đã tham gia vào nghiên cứu trên cho biết.
“Tất cả các loại thực phẩm đều mang lại lợi ích với số lượng phù hợp. Quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể thành độc dược.”
Nghiên cứu này cũng cho thấy mối liên quan giữa lượng ớt và sự suy giảm nhận thức, diễn ra mạnh hơn ở những người có chỉ số BMI thấp.
“Những người tham gia nghiên cứu có mức tiêu thụ ớt cao lại có thu nhập và BMI thấp hơn, và hoạt động thể chất nhiều hơn so với những người không ăn ớt,” kết quả của nghiên cứu cho thấy.
(*) BMI: Chỉ số khối cơ thể, cũng gọi là chỉ số thể trọng - thường được biết đến với tên viết tắt BMI theo tên tiếng Anh ‘Body Mass Index’, là một cách nhận định cơ thể của một người là gầy hay béo bằng một chỉ số. Chỉ số này do nhà khoa học người Bỉ Adolphe Quetelet đưa ra năm 1832. Chỉ số khối cơ thể của một người tính bằng trọng lượng (kg) chia cho bình phương chiều cao (đo theo mét hoặc cm. Chỉ số này có thể giúp xác định một người bị béo phì hay bị suy dinh dưỡng một cách khoa học căn cứ trên số liệu về hình dáng, chiều cao và cân nặng cơ thể.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe đọc thêm
Sức khỏe là vàng (25): Sa sút trí tuệ tuổi cao niên