Phúc trình do Cơ quan Tình báo Kinh tế (Economist Intelligence Unit – EIU) tiến hành nghiên cứu trên 40 quốc gia. Đây là những quốc gia có số lượng trẻ dưới 19 tuổi chiếm 70% số lượng trẻ dưới 19 tuổi trên toàn thế giới.
Phúc trình này đánh giá các quốc gia theo thang điểm 100. Trong đó nước Úc với 74.9 điểm, nằm ở nhóm đầu, xếp hạng 4/40, đứng sau Anh quốc (82.7), Thụy Điển (81.5) và Canada (75.3). Các quốc gia châu Á khác thuộc nhóm này có Hàn Quốc (71.6) và Nhật Bản (63.8).
Việt Nam nhận số điểm 42.9, nằm trong nhóm cuối, đứng thứ 37/40, đứng sau tất cả các quốc gia khác trong khu vực như Philippine (55.3), Malaysia (53.4), Cambodia (52.5), Sri Lanka (50.8), Indonesia (47), Trung Quốc (43.7). Thậm chí ở Ấn Độ nơi xảy ra nhiều vụ chấn động về tấn công tình dục nhưng cũng được số điểm 57.6, xếp hạng 13/40.
Các quốc gia cuối bảng là Mozambique (37.8), Ai Cập (31.2) và Pakistan (28.3).
40 quốc gia được nghiên cứu dựa trên các tiêu chí: môi trường xã hội an toàn và ổn định cho các gia đình và trẻ em; mức độ bảo vệ mà khung pháp lý của một nước có để đối phó với vấn đề; cam kết và khả năng của chính phủ trong việc chống lại nạn xâm hại; và sự tham gia của các ngành nghề, xã hội dân sự và truyền thông.
Việt Nam không có dịch vụ giáo dục, hỗ trợ trẻ em và hỗ trợ tâm lý
Điểm về môi trường xã hội ở Việt Nam là 59, hành lang pháp lý 55.7, điểm về cam kết thực hiện và thu thập dữ liệu để giải quyết vấn đề của chính phủ là 38.4 và sự tham gia của các ngành nghề, xã hội và truyền thông chỉ đạt 17.3 điểm.Ngoài ra điều đáng báo động nhất là các chỉ tiêu về bảo vệ trên mạng internet, thu thập dữ liệu, nhân viên dịch vụ hỗ trợ và sự tham gia của truyền thông đều 0 điểm.
Source: 40 quốc gia được nghiên cứu dựa trên các tiêu chí: môi trường xã hội an toàn và ổn định cho các gia đình và trẻ em; mức độ bảo vệ mà khung pháp lý của một nước có để đối phó với vấn đề; cam kết và khả năng của chính phủ
Các số liệu này nói lên điều gì?
Phúc trình đánh giá Việt Nam không có một hệ thống để thu thập dữ liệu về các vụ lạm dụng tình dục trẻ em. Các dữ liệu được công bố không ở dạng chi tiết. Ngoài ra, các chuyên viên làm việc trong lĩnh vực giáo dục, y tế và nhân viên xã hội không được huấn luyện hoặc không được trang bị hướng dẫn để có thể xử lý khi gặp trường hợp trẻ bị lạm dụng.
Phúc trình cũng nhận xét rằng Việt Nam không có các dịch vụ về giáo dục, tâm lý hay trị liệu để ngăn ngừa những người tiềm ẩn nguy cơ xâm hại trẻ em hoặc tái phạm, và Việt Nam cũng không có dịch vụ hỗ trợ những trẻ có nguy cơ bị tấn công tình dục.
Về khía cạnh tham gia của truyền thông, phúc trình cho rằng Bộ Truyền thông Thông tin mặc dù đã ban hành hướng dẫn cho cơ quan truyền thông nhà nước về việc báo cáo các vụ khai thác và lạm dụng trẻ em bị lạm dụng, nhưng các tổ chức ban ngành lại không có hướng dẫn tương tự.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại