Sáu người Úc phải thay gan thận vì dược thảo: Bộ Y tế không có quy định rõ ràng

Theo sau số liệu cho thấy ít nhất có sáu người Úc phải thay nội tạng trong vòng năm năm qua, sau khi dùng các loại thuốc bổ làm từ thảo mộc, các nhà vận động cho quyền lợi người tiêu dùng kêu gọi một hệ thống dán nhãn cung cấp thông tin rõ ràng hơn.

herbal supplements

Sáu người Úc phải thay gan thận vì dùng dược thảo: Bộ Y tế Úc không có quy định rõ ràng Source: Public Domain

Matthew Whitby phải thay gan khẩn cấp, chấp nhận lá gan nhiễm siêu vi B để giữ lại mạng sống, sau khi dùng một loại thực phẩm giúp giảm cân phổ biến có chứa chiết xuất quả nụ (garcinia cambogia), và bột protein có chứa chiết xuất trà xanh.

Lá gan của người đàn ông tên Roger mất 90% sau một chỉ vài tháng uống một loại dược thảo đa sinh tố có chiết xuất vỏ cây và chiết xuất trà xanh.

Trong cả hai trường hợp trong loạt phóng sự điều tra của ABC kể chuyện hai người thật việc thật ở Tây Úc, các bác sĩ cho biết, gần như chắc chắn thủ phạm là chiết xuất trà xanh, chất có liên quan đến hàng chục trường hợp suy gan trên thế giới.

Nguy hiểm nào từ chiết xuất trà xanh?
Không bất hợp pháp khi cung cấp các sản phẩm có chứa chiết xuất trà xanh, và đây là một chất được phép bán tại Úc.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm Chức năng Trị liệu (Therapeutic Goods Administration, viết tắt TGA) cho biết một trong những sản phẩm Matthew dùng là một loại bột protein tên HydroxyBurn Elite cung cấp bởi BSc, và sản phẩm này không còn bán trên thị trường.

Các chuyên gia cho rằng suy gan liên quan đến chiết xuất trà xanh có thể xảy ra bởi các catechins, cùng một nguyên tố mang lại những lợi ích, đặc biệt là một nhóm nhỏ trong đó gọi là EGCG.

Chuyên gia về bệnh gan, Giáo sư Gary Jeffrey từ Trung tâm Cấy ghép Gan Tây Úc, cũng là bác sỹ chữa trị trực tiếp cho trường hợp Matthew Whitby nói:

"Chính xác là trao đổi giữa chiết xuất ​​trà xanh với gan không được biết rõ, nhưng nó có thể gây ra các tác tại, mà trong trường hợp tệ nhất là gan chết hoàn toàn."

Giáo sư Ric Day chuyên về dược lý học từ Bệnh viện St Vincent cho biết, những trường hợp như anh Whitby gọi là phản ứng "mang phong cách riêng" (idiosyncratic), và có thể xảy ra với hầu như bất kỳ loại thuốc nào.

"Rất hiếm xảy ra, và có vẻ như một vài người có phản ứng đặc biệt nhạy cảm," ông nói.

"Có thể nói anh ta rất xui xẻo. Nhưng để bảo vệ chính mình thì quý vị hãy chắc chắn về nguồn gốc rõ ràng của thuốc, đừng uống quá liều, và làm theo hướng dẫn.

"Một nguyên tắc căn bản cần nhớ là nhiều hơn có không có nghĩa là tốt hơn, mà có thể là độc hại hơn."
"Chính xác là trao đổi giữa chiết xuất trà xanh với gan không được biết rõ, nhưng nó có thể gây ra các tác tại, mà trong trường hợp tệ nhất là gan chết hoàn toàn." Giáo sư Gary Jeffrey
What is in your supplement?
Ví dụ vài sản phẩm phổ biếng trên thị trường có chiết xuất trà xanh Source: CC
Loại bột protein mà anh Whitby đã dùng được các nhà quản lý nhìn như một loại thực phẩm, và có nhiều quy định dán nhãn khác nhau cho dòng sản phẩm này.

Tuy nhiên, với loại sản phẩm giúp giảm cân có chứa chiết xuất quả nụ, chất mà nhiều bác sĩ nói rằng có thể góp phần đưa đến việc anh Whitby phải thay gan, lại thuộc về sự quản lý của TGA.

TGA cho biết họ sẽ điều tra vụ việc Matthew Whitby trong phạm vi một cuộc duyệt xét rộng lớn hơn toàn ngành, và sẽ công bố kết quả công khai nếu tìm thấy vấn đề về an toàn.

Bộ Y tế hứa có hành động
Khi mối quan ngại ngày càng tăng cao trước số liệu 6 người Úc cần thay gan thận vì uống một số loại thuốc bổ làm từ thảo mộc mà ABC đưa ra, Tổng trưởng Y tế Sussan Ley hứa có hành động.

Mới chỉ là phần nổi của một tảng băng trôi, dữ liệu thu được từ Cơ quan quản lý việc Hiến tặng Nội tạng toàn quốc (National Organ Donation Registries) cho thấy kể từ năm 2011 đến nay, có ba người phải ghép gan, ba người phải ghép thận, vì bệnh tình sau khi uống một số loại thuốc bổ làm từ thảo mộc.
"Tôi sẽ nói chuyện với các nhà quản lý, và tôi biết họ đã có hành động trong vụ này", Tổng trưởng Y tế Sussan Ley
Tổng trưởng Y tế Sussan Ley lên tiếng trấn an người dân, nói rằng bà biết chuyện này và sẽ có hành động.

"Tôi sẽ nói chuyện với TGA, nhưng họ đã hay biết chuyện này," bà nói.

"Họ đã thận trọng ghi nhận cái gì là nguyên nhân, cái gì là hậu quả. Chúng tôi cần xác thực điều đó.

"Có một quy trình mà họ có thể đánh giá những phản ứng ngược với một các nhân và ghi nhận, và đến lúc sẽ hủy bỏ tên của một chất nào đó trên danh sách trong tương lai.

"Tôi sẽ nói chuyện với các nhà quản lý, và tôi biết họ đã có hành động trong vụ này, bảo đảm rằng nếu có một thành phần nào đó trong các loại thuốc bổ dược thảo đang gây hại, sẽ được ghi nhận và giải quyết trong điều kiện sớm nhất.”

ABC chiều 01/03/2016 dẫn lời Tổng trưởng Y tế Sussan Ley cho biết TGA sẽ là cơ quan ra quyết định liệu có nên đưa ra các cảnh báo về các sản phẩm có chiết xuất trà xanh.
Health Minister Sussan Ley
Tổng trưởng Y tế Sussan Ley lên tiếng trấn an người dân và hứa có hành động. Source: AAP
Nhưng trong một bài viết cùng đề tài của ABC trước đó, sáng 01/03/2016, Steve Scarff, Giám đốc Cơ quan Quy định về Thuốc Không cần toa và Các Vấn đề Khoa học (Australian Self-Medication Industry Regulatory and Scientific Affairs), nói rằng, quyền hạn nằm trong tay chính phủ liên bang, xác định liệu có cần thêm những cảnh báo hay các quy định quản lý chặt chẽ hơn.

Ông Scraff nói rằng, an toàn của người tiêu dùng là "tối thượng” và ngành kỹ nghệ đã nghiêm túc ghi nhận các phản ứng thuốc nghiêm trọng.

Ông cũng cho biết nước Úc có một hệ thống đẳng cấp thế giới về quản lý thuốc bổ.

"Đã có nhiều lần duyệt xét chiết xuất trà xanh và kết luận nó là một chất thảo dược có nguy cơ thấp.

"Có quy trình rõ ràng để đánh giá sự an toàn của các thành phần và các sản phẩm." Ông nói.

Chiết xuất trà xanh rơi vào "vùng xám"
Theo quan sát của nhóm phóng viên ABC, có một sự khác biệt rất lớn giữa số lượng sản phẩm trên thị trường, và số sản phẩm có sự kiểm tra hợp lý: các thành phần trong đó có đúng không, các công dụng ghi trên quảng cáo có chính xác không, có thực sự có tác dụng không, có hoàn toàn an toàn không, v.v.

Và có vẻ như các nhà sản xuất và nhà quản lý biết họ đang làm gì trong thị trường phát triển rất nhanh và phức tạp như mê cung này, thì người tiêu dùng lại… mờ mịt.

Vụ việc thổi bùng lên lời kêu gọi của các nhà vận động cho sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, yêu cầu một hệ thống dán nhãn rõ ràng hơn đối với các sản phẩm dược thảo.

Theo các nhà hoạt động, người tiêu dùng cần được cung cấp nhiều thông tin cụ thể hơn.
Vitamin supplements
Vitamin supplements Source: SBS
Tiến sĩ Ken Harvey từ Đại học Monash, một người đấu tranh cho y tế công, cho biết chiết xuất trà xanh đã rơi vào một "vùng xám" của các quy định.
"Một vấn đề khác là hầu như có rất ít hình phạt đối với vi phạm quy tắc hành xử trong quảng cáo hàng hoá." Tiến sĩ Ken Harvey
Tiến sĩ Harvey từ lâu kêu gọi cải tổ việc dán nhãn các sản phẩm liên quan đến sức khỏe con người và thực phẩm.

"Vấn đề là các quảng cáo tiếp thị nói quá về những hiệu quả theo góc độ khoa học của các sản phẩm này," ông nói.

"Một vấn đề khác là hầu như có rất ít hình phạt đối với vi phạm quy tắc hành xử trong quảng cáo hàng hoá.

"Các nhà tài trợ, các nhà sản xuất và các nhà quảng cáo tìm mọi ngõ ngách để vi phạm."

Tiến sĩ Harvey cho biết ông sẽ ủng hộ việc có một tờ thông tin bên trong các sản phẩm giống như các loại thuốc theo toa.

"Đối với các loại thuốc theo toa, chúng ta có thông tin thuốc cho người tiêu dùng bằng một thứ ngôn ngữ rõ ràng, hiện không có điều tương tự đối với một số loại thuốc bổ, và nhiều người tin rằng đó là việc cần thiết,” ông nói.

Chuyên viên về bệnh gan, Giáo sư Gary Jeffrey từ Trung tâm Cấy ghép Nội tạng Tây Úc, cũng là bác sỹ chữa trị trực tiếp cho trường hợp Matthew Whitby, cũng đồng ý với quan điểm này, cần có một tờ thông tin ghi rõ lợi ích và tác hại đi cùng sản phẩm.

Giáo sư Jeffrey cho ABC biết tại nơi ông làm việc, mỗi năm có từ một đến hai bệnh nhân bị hư gan vì các loại thuốc bổ làm từ thảo mộc.

“Bất kỳ ai với lá gan bình thường cũng có thể vị bệnh gan với chất độc từ các chiết xuất thảo mộc.

"Có nhiều quốc gia trên thế giới đã loại bỏ các chất giúp làm ốm ra khỏi thị trường vì các vụ suy gan gia tăng,” ông nói.
green tea extract
Source: SBS
Thêm thông tin về thuốc bổ và dược thảo

Share
Published 2 March 2016 4:30pm
Updated 25 June 2019 12:19am
By Trinh Nguyen


Share this with family and friends