Key Points
- Thống đốc Ngân hàng Trữ kim Philip Lowe cảnh báo lãi suất sẽ tiếp tục tăng nhằm cố gắng kiểm soát lạm phát.
- Các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới đang bị tác động bởi các yếu tố giống như Úc.
- Nhưng một số quốc gia đã không thực hiện các chính sách điều chỉnh lạm phát.
Những người vay tiền mua nhà tại Úc đang phải đối mặt với gánh nặng lãi suất tăng và cảnh báo sẽ còn nhiều đợt tăng tiếp theo.
Thống đốc Ngân hàng Trữ kim hồi tuần trước đã thừa nhận tác động của việc tăng lãi suất, sau .
“Tôi đọc những bức thư đó và nghe những câu chuyện đó với trái tim nặng trĩu,” ông nói. “Cá nhân tôi cảm thấy điều này rất đáng lo ngại.
Reserve Bank of Australia Governor Philip Lowe during Senate Estimates at Parliament House in Canberra. Source: AAP / Mick Tsikas
Nói một cách đơn giản, lạm phát là sự gia tăng liên tục của giá cả. Khi lạm phát tăng, điều đó có nghĩa là mọi người phải hạn chế chi tiêu.
Úc không phải là quốc gia duy nhất đối mặt với việc tăng lãi suất. Các chuyên gia kinh tế cho biết đại dịch COVID-19, cuộc chiến ở Ukraine và giá hàng hóa tăng đột biến đã tác động đến hầu hết các nền kinh tế tiên tiến.
How interest rates compare across the G20. Source: SBS
‘Cú sốc’ toàn cầu
Giáo sư Mariano Kulish thuộc Khoa Kinh tế Đại học Sydney nói rằng nền kinh tế toàn cầu đã cảm nhận một “cú sốc” tập thể trong đại dịch COVID-19.
“Cú sốc này ảnh hưởng đến các lĩnh vực của nền kinh tế theo cách khác nhau. Nó đã thay đổi rất nhiều nhu cầu,” ông nói với SBS News. “Với những thay đổi về nhu cầu này, bạn có những thay đổi về giá cả tương đối. Vì vậy, một số mức giá giảm, một số lại tăng rất cao.”
Giáo sư Kulish cho biết các nhà hoạch định chính sách ở Úc, Mỹ và Châu Âu đã “dốc hết sức lực” với nhiều biện pháp kích thích kinh tế.
Bà Diana Mousina, nhà kinh tế cao cấp của AMP, cho biết tăng trưởng kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.
“Úc không phải là duy nhất trong câu chuyện phục hồi đó. Và kết quả là chúng ta có lạm phát cao trên khắp các nền kinh tế tiên tiến,” bà nói với SBS News.
Giáo sư Kulish cho biết lạm phát gia tăng là do nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ tăng lên cùng với các vấn đề về chuỗi cung ứng theo hợp đồng ở một số nơi trên thế giới.
“Chúng ta vẫn đang hứng chịu hậu quả của cú sốc đó, với lạm phát tăng rất cao và sau đó bị kích thích thêm bởi cuộc chiến Ukraine và giá cả hàng hóa tăng đột biến,” ông nói.
“Đồng thời, các ngân hàng trung ương đều đặt ra mục tiêu về tỷ lệ lạm phát. Vì vậy, họ bắt đầu tăng lãi suất để đưa lạm phát trở lại đúng mục tiêu.”
Úc đã phản ứng như thế nào?
Ngân hàng Trữ kim Úc (RBA) đặt mục tiêu đưa tỷ lệ lạm phát chính thức trở về mức 2-3%, và cơ quan này đang cố gắng giảm chi tiêu của người dân để giảm lạm phát. Lạm phát đã tăng lên 7,8% trong một năm tính đến tháng 12/2022, mức tăng cao nhất kể từ năm 1990.
Biện pháp chống lạm phát chính của RBA là nâng lãi suất tiền mặt chính thức, điều này ảnh hưởng đến cách các ngân hàng đặt lãi suất.
Hồi đầu tháng này, RBA đã tăng lãi suất tiền mặt lên 3,35%. Đây là lần tăng thứ chín kể từ tháng 5/2022 và đưa lãi suất lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2012.
RBA governor Philip Lowe said while global factors explain much of this high inflation, strong demand is also adding to inflationary pressures. Source: SBS
“Mọi người thực sự đã quên mất lạm phát tai hại như thế nào và nó ăn mòn tiền tiết kiệm của bạn như thế nào,” ông nói.
“Nó khiến cho bất bình đẳng thu nhập trở nên tồi tệ hơn. Nó thực sự làm tổn thương người nghèo. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã quên mất điều đó vì đã 30 năm kể từ khi chúng ta sống trong tình trạng đó.”
Lạm phát ở Úc bắt đầu tăng vào đầu những năm 1970 và duy trì ở mức hơn 8% trong nửa sau của thập niên đó. Nó vẫn ở mức cao cho đến khi bắt đầu cuộc suy thoái năm 1990-1992.
Còn các nước khác thì sao?
Bà Mousina cho biết các nền kinh tế trên thế giới bị tác động bởi các yếu tố tương tự đã dẫn đến việc các ngân hàng trung ương hành động theo cùng một phương hướng – nhưng với tốc độ khác nhau.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong tháng này đã nâng lãi suất chuẩn thêm 0,25 điểm phần trăm lên từ 4,5 đến 4,75% trong lần tăng thứ tám kể từ tháng Ba, đồng thời cảnh báo rằng “việc tăng liên tục” là cần thiết để kiềm chế lạm phát cao. Nhưng Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang cũng nhận ra tốc độ lạm phát đã hạ nhiệt.
“Nếu bạn nhìn vào nước Mỹ, lạm phát đang bắt đầu giảm – có thể không nhanh như Ngân hàng Dự trữ Liên bang mong muốn – nhưng có vẻ như nó đã thay đổi,” Giáo sư Kulish nói.
“Ở Úc thì không như vậy. Hoa Kỳ đã thắt lưng buộc bụng nhiều hơn và nhanh hơn so với Úc.”
LISTEN TO
SBS on The Money: Why US inflation may cause global central banks to reassess interest rates
SBS News
16/01/202306:48
Tại Châu Âu, Giáo sư Kulish cho biết tình hình đã trở nên trầm trọng hơn do vị trí địa lý gần với cuộc chiến ở Ukraine và sự phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ của Nga.
Cũng trong tháng này, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất cho vay thêm 0,5 điểm phần trăm lên 3% – mức cao nhất kể từ cuối năm 2008 – và cam kết sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất khác vào tháng tới.
Tương tự, Ngân hàng Anh đã tăng lãi suất ngân hàng chính thức thêm 0,5 điểm phần trăm lên 4% trong lần tăng thứ mười liên tiếp và lên mức cao nhất trong 14 năm. Cơ quan này cho biết lạm phát “có thể đã đạt đỉnh” và suy thoái kinh tế sẽ ít nghiêm trọng hơn so với dự đoán trước đây.
Những quốc gia nào đang thực hiện một cách tiếp cận khác?
Bà Mousina cho biết Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao vì nước này không có sự phục hồi tương đối về nhu cầu do chính sách Zero COVID nghiêm ngặt, khiến một số vùng của đất nước bị phong tỏa. Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Trung Quốc vẫn ở mức dưới 2%.
“Ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất – không mạnh tay – nhưng họ đã thực hiện một vài lần cắt giảm lãi suất để cố gắng kích thích nền kinh tế trong 12 tháng qua. Và nhiều khả năng sẽ cắt giảm hơn nữa,” bà nói.
Nhưng Giáo sư Kulish cảnh báo rằng không nên đánh giá chính sách tiền tệ ở Trung Quốc bằng một chỉ số duy nhất.
Ông cho biết các quốc gia như Argentina không thực hiện các chính sách điều chỉnh lạm phát, với tỷ lệ lạm phát của nước này gần chạm ngưỡng 100%.
Tương lai của Úc sẽ như thế nào?
Thống đốc RBA cho biết lãi suất tiền mặt 3,35% chưa phải là cao nhất, và cần phải tăng thêm để hạ nhiệt lạm phát.
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã đạt đỉnh, nhưng hiện chưa rõ cần phải tăng thêm bao nhiêu,” ông nói.
“Điều đó sẽ phụ thuộc vào số liệu lạm phát, khả năng phục hồi chi tiêu, sức mạnh của nền kinh tế toàn cầu và những gì đang xảy ra với giá cả và tiền lương.”
Bà Mousina cho biết lãi suất ở Úc có thể đạt đến mức toàn cầu.
“Nhưng theo quan điểm của tôi, chúng ta sẽ không đạt đến mức đó. Tôi nghĩ rằng lãi suất tiền mặt ở Úc sẽ dừng ở mức thấp hơn so với lãi suất toàn cầu,” bà nói.
Trong những năm tới, Giáo sư Kulish hy vọng sẽ thấy xu hướng tăng trưởng vừa phải, lạm phát vừa phải, tăng trưởng tiền lương thực tế và năng suất vừa phải trở lại mức trước COVID.
“Trong trường hợp không có sự gián đoạn hoặc cú sốc lớn, tôi nghĩ rằng cú sốc COVID sẽ không còn tác động đến hệ thống.”