“Thật đáng buồn, tôi biết, nhưng đó là thực tế hiện nay tại Úc, người giàu ngày càng giàu hơn và số còn lại thì nghèo quá.” Đó là nhận định của ký giả kinh tế David Taylor chia sẻ trên ABC ngày hôm 5/4/2017.
Theo bài viết trên ABC, nợ thẻ tín dụng, và trả nợ vay mua nhà đang chồng chất đè nặng lên đôi vai của người dân bình thường tại Úc.
Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả gánh nặng cơm áo của người dân bởi vì còn những hóa đơn sinh hoạt ngày càng trở nên đắt đỏ, khi mà giá khí đốt và điện tăng lên, trong khi và tiền lương thì có tăng nhưng mà theo tốc độ của ốc sên.
Liệu có quá bi quan?
Theo ABC, lý do đầu tiên cũng là điều mà các nhà quản lý cuối cùng phải thừa nhận rằng Úc đang trong tình trạng bong bóng bất động sản.
Cũng vì lý do này mà nhiều người Úc rơi vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Ở Sydney có nguyên dịch vụ National Debt Helpline ở Surry Hills.
Một trường hợp ở đây được ABC dẫn chứng đó là cô Sarah (không phải tên thật vì nhân vật muốn dấu tên), cô mới ở tuổi 20, ở Blacktown, phía tây nam của Sydney. Cô ấy không biết chữ, thất nghiệp, và thậm chí không thể trả nổi tiền điện.
Trường hợp của cô này không phải là hiếm gặp vì theo ông Greg Russell, cố vấn tài chính của National Debt Helpline thì hiện có sự gia tăng đáng kể số người Úc gặp khó khăn và phải gọi đến đường dây trợ giúp này, trong những tháng gần đây, đơn giản vì họ không thể trả nổi các hóa đơn tiêu dùng hàng ngày.
Đương nhiên, ông giải thích, thuê nhà và trả nợ vay mua nhà luôn được ưu tiên hơn các hóa đơn ga điện nước, nên yếu tố nhà ở là rất quan trọng.
Nợ chồng nợ chất lên đôi vai người Úc
Những cuộc gọi ngày càng nhiều hơn vì cần được giúp đỡ để vượt qua khó khăn tài chính từ những khoản chi phí đơn thuần nhất, điều này cho thấy mức sống và nợ nần mà người dân Úc đang gánh là đáng ngại.
Các hóa đơn tiêu dùng, trả nợ vay và nợ thẻ tín dụng, tất cả đều góp phần gây ra căng thẳng về tài chính trong gia đình.
Năm ngoái có hơn 150 ngàn cuộc gọi đến cho Đường Dây Trợ Giúp nợ nần Quốc Gia.
Năm nay, số lượng cuộc gọi hàng tháng cho đường dây trợ giúp đã tăng lên hơn 20 phần trăm so với năm 2016.
Theo số lượng cuộc gọi hiện tại, NDH dự đoán rằng sẽ có hơn 182 ngàn cuộc gọi trong năm nay.
Người Úc vay nhiều thế nào?
Ông Martin North, người đứng đầu Công ty phân tích và nghiên cứu tài chính Digital Finance Analytics.
Theo tính toán của ông, trình bày trên ABC News thì trong tháng 3, có đến 3,1 triệu hộ gia đình đang vay thế chấp mua nhà, khoảng 22% đang ở trong tình trạng "áp lực nhẹ hơn về nợ mua nhà".
Con số này tăng 1,5% so với tháng Hai, và tỷ lệ này có liên quan trực tiếp tới việc tăng lãi suất của một số trong bốn ngân hàng lớn.
Điều đó có nghĩa là các hộ gia đình đang phải tìm cách trả nợ mua nhà nhưng bằng cách cắt giảm chi tiêu khác, hoặc tăng việc dùng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, những hộ gia đình này vẫn còn đang chống chọi được.
Còn đáng lo là những người Úc đang chịu sức ép vô cùng nặng nền từ vấn đề tài chính.
Dữ liệu từ Digital Finance Analytics cho thấy 1 phần trăm hộ gia đình đang chịu căng thẳng nghiêm trọng.
Điều đó có nghĩa là họ đang cố gắng chịu đựng bằng cách tái cơ cấu khoản vay mua nhà, bán tài sản hoặc tìm kiếm sự trợ giúp từ các dịch vụ như Đường Dây Trợ Giúp Nợ Quốc gia.
“Người giàu thì ngày càng giàu hơn”
Thế nhưng, có một điều cũng cần nói là người Úc giàu có thì ngày càng giàu hơn.
Theo thông tin gần đây từ Cục thống kê Úc, những người giàu có tại Úc đang gửi tiền tại các ngân hàng và định chế tài chính con số khoảng 1 ngàn tỷ đô la.
Thêm vào đó, các nhà đầu tư đang lợi dụng sự bùng nổ bất động sản ở miền đông nam đất nước, để tăng khối tài sản khổng lồ của mình và có vẻ như đây là xu hướng không thể ngăn cản được. Trên Thị trường cổ phiếu giới giàu có cũng kiếm được kha khá do thị trường ổn định.
Làm sao để tránh cảnh khánh kiệt
Theo các chuyên gia tài chính từ Digital Finance Analytics và Mortgage Choice, thì để tránh tình trạng mất khả năng chi trả các hóa đơn tiêu dùng hàng ngày, nên lưu ý vài điều sau:
+Có rất nhiều dự báo xung quanh thị trường nhà ở Úc vào năm 2017 - và chỉ có một số ít dự báo là tích cực.
+Dự báo gì cũng không quan trọng nếu bạn đang sở hữu căn nhà của riêng mình, hoặc nếu bạn may mắn được sống chung với cha mẹ có nhà sẵn rồi.
+Tính toán nguồn thu nhập và đánh giá chi tiêu của mình để hoạch định tài chính của bạn.
Điều rất tích cực là hiện tại, ước tính có gần một nửa số hộ gia đình đã thực sự lập kế hoạc ngân sách chi tiêu.