Cái chết của Jean Huang đã làm dấy lên quan ngại của cộng đồng về những cơ sở sửa sắc đẹp trái phép Sydney và Melbourne. Thế nhưng sự việc xảy ra vẫn không đủ làm những người trong cộng đồng người Hoa từ bỏ việc tìm đến những cơ sở không có chứng chỉ như vậy.Một bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ mà SBS Mandarin hỏi chuyện đã cho biết, các khách hàng người Hoa thường đến với những người không có bằng cấp trong cộng đồng vì rào cản ngôn ngữ. Vị bác sỹ này cũng là thành viên của Hiệp hội Ngành Thẩm mỹ Úc-Trung đã đề nghị giấu tên.
Jean Huang, 35, died after a botched cosmetic procedure at a clinic she managed in Sydney. Source: supplied by Facebook
Khi phóng viên SBS Mandarin đi thực tế tại một cơ sở ở Southbank, Melbourne, cơ sở này hoạt động tại nhà của người chuyên viên sắc đẹp tại một khu chung cư. Thế nhưng chuyên viên này chỉ có bằng cấp kế toán và không có chứng chỉ chuyên môn gì về y khoa hay phẫu thuật thẩm mỹ. Lễ tân tại cơ sở này đã công khai với phóng viên SBS về loại thuốc của Hàn Quốc họ sử dụng trong phẫu thuật, được nhập khẩu vào Úc bằng đường xách tay – một tập quán phổ biến của những cơ sở trái phép.
Vào ngày 16 tháng 3, 2018, một người đàn ông Trung Quốc mang hộ chiếu Canada đã bị chặn lại tại cửa khẩu phi trường Melbourne. Hành lý của người này chứa khoảng 40 xy lanh, đầu kim, và nhiều loại dụng cụ trong việc sửa sắc đẹp.Theo một chuyên gia thẩm mỹ mà SBS Mandarin phỏng vấn, các dụng cụ phẫu thuật chỉ có cách nhập lậu vào Úc bởi các tổ chức trái phép, vì chỉ có chuyên viên y tế mới có thể mua một cách hợp pháp tại Úc.
Source: Australian Border Force
Một bác sỹ giấu tên nói với SBS rằng những khách hàng tiềm năng thường cho rằng các sở thẩm mỹ trông càng sạch sẽ, sáng bóng với nhiều máy móc thiết bị là đáng tin cậy và hợp pháp. Nhưng thực tế, đó chỉ là hình thức để chiêu dụ khách hàng.
Một khách hàng Trung Quốc, một người giấu tên vì muốn tránh hậu quả - tiết lộ rằng cô bị thuyết phục bởi một cơ sở làm đẹp có hình thức bắt mắt như vậy, và từ đó cô trở thành nạn nhân của một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí mắt tệ hại.
Nạn nhân Lina (tên nhân vật đã được đổi) được một người bạn giới thiệu đến cơ sở này. Cô đã liên lạc với chuyên viên này qua ứng dụng Wechat, một ứng dụng chat phổ biến của người Hoa, để bàn thảo và tư vấn để phẫu thuật cắt mí mắt. Lina tin người chuyên viên này vì cô ta đưa ra một chứng chỉ mà cô tin rằng đó là chứng chỉ đúng quy định của luật Úc.
Khi Lina đến trung tâm, không có bất kỳ khách hàng nào khác, không có y tá cũng như nhân viên lễ tân, chỉ có mỗi người chuyên viên này và cô. Lina không hề biết rằng cô sắp sửa trải qua một hành trình dài và đau đớn khi cô ký vào thỏa thuận làm phẫu thuật.
“Bác sĩ đặt tay vào mí mắt tôi khi tiêm và nó làm tôi rất đau. Cuộc phẫu thuật kéo dài khá lâu và tôi đã phải chịu đau trong suốt 2 tiếng phẫu thuật. Tôi lúc đó đã có thể kêu lên, nhưng cuối cùng tôi không làm gì cả và chỉ cắn răng chịu đựng.”
Hai tuần sau cuộc phẫu thuật, đường chỉ khâu dưới mí mắt phải của Lina bị đứt. Cô phải quay lại cơ sở đó để làm lại và một lần nữa cơn đau đớn lại bắt đầu.
Bốn tháng sau, Lina phát hiện mắt của cô không đều và người bác sĩ làm cho cô đã trở về Trung Quốc. Khi cô đến một phòng khám có chứng nhận, bác sĩ ở đó nói là cuộc phẫu thuật của cô đã thất bại.
Sau đó, Lina giữ kín câu chuyện này cho riêng mình. Cô sợ nếu báo cáo cho chính quyền sẽ gặp rắc rối. Lina cũng sợ bị trả thù nếu lên tiếng.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại