“Đây là sự trả đũa” – Trung Quốc cấm 4 công ty xuất khẩu thịt bò Úc

Đe dọa tăng thuế nhập khẩu lúa mạch, cấm nhập khẩu thịt bò là những gì Trung Quốc đang thực hiện sau khi Úc kêu gọi cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc coronavirus.

A stock image of meat on display at a supermarket.

Australian meat will be back on the shelves in China after an export ban was lifted. (AAP) Source: AAP

Highlights
  • 4 công ty chế biến thịt bò của Úc bị cấm xuất khẩu đến Trung Quốc.
  • Trung Quốc đồng thời đe dọa tăng thuế nhập khẩu lên tới 80% đối với các mặt hàng lúa mạch Úc.
  • Trung Quốc cho điều tra Úc bán phá giá sản phẩm lúa mạch
Đã có 4 công ty chế biến thịt bò Úc đã bị Trung Quốc đưa vào danh sách cấm nhập khẩu, bao gồm ba công ty ở Queensland và một ở NSW – hành động xảy ra ngay trong thời điểm căng thẳng giữa hai quốc gia đang leo thang.

Theo , bốn công ty chế biến thịt này chiếm 35% sản lượng thịt bò xuất khẩu tới Trung Quốc, với doanh thu thương mại có thể đạt tới $3.5 tỷ mỗi năm.

Hồi năm 2017, Trung Quốc đã từng cấm nhập khẩu 6 công ty chế biến thịt, trong đó có cả 4 công ty vừa bị cấm nói trên. Lệnh cấm lần đó liên quan đến việc tuân thủ bao bì nhãn mác và đã mất hàng tháng trời để giải quyết ở mức độ ngoại giao cao cấp.
Bên cạnh thịt, lúa mạch cũng là mặt hàng đang bị Trung Quốc lấy ra để đe dọa kinh tế nước Úc.

Cụ thể, hồi tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã đe dọa sẽ áp thuế có thể lên tới 80% đối với các công ty chế biến lúa mạch.

Nguyên nhân phía Trung Quốc đưa ra là các công ty sản xuất lúa mạch của Úc đã bán phá giá. Trung Quốc cáo buộc các công ty này đã bán các sản phẩm lúa mạch với giá thấp hơn ‘giá bình thường’ trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến năm 2016. Trung Quốc cũng cho hay hiện đang cân nhắc hai mức thuế 73.6% và 6.9% đối với lúa mạch nhập khẩu của Úc.

Trung Quốc đã thực hiện một cuộc điều tra chống bán phá giá, và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc đã cho các công ty sản xuất lúa mạch Úc thời hạn 10 ngày để phản hồi lại cuộc điều tra này.

Về phía Úc, các chuyên gia lo ngại Trung Quốc có thể sẽ không dừng lại ở đây, có khả năng phía Trung Quốc sẽ còn tiếp tục thực hiện nhiều rào cản thương mại chống lại Úc nhằm trả đũa vụ yêu cầu điều tra đại dịch Covid-19 của Thủ tướng Scott Morrison.
...phía Úc cũng rất rõ ràng và chắc chắn quan điểm là không hề có chứng cứ nào cho thấy các công ty sản xuất lúa mạch Úc được trợ giá hoặc bán phá giá sản phẩm theo cách đó,” Simon Birmingham
Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham lên tiếng nói rằng động thái của Trung Quốc gây quan ngại sâu sắc và không có gì chứng minh cả.

Ông cho hay chính phủ Úc đang làm việc với bên ngành ngũ cốc để vạch ra khả năng cao nhất đối phó với cuộc điều tra chống bán phá giá của Trung Quốc.

“Bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền áp dụng thuế nhập khẩu liên quan đến việc bán phá giá, nhưng phía Úc cũng rất rõ ràng và chắc chắn quan điểm là không hề có chứng cứ nào cho thấy các công ty sản xuất lúa mạch Úc được trợ giá hoặc bán phá giá sản phẩm theo cách đó,” ông Birmingham phát biểu tại Canberra hôm chủ nhật.

“Đây rõ ràng là sự trả đũa,” Cựu lãnh tụ đảng Quốc gia Barnarby Joyce trả lời phỏng vấn Sunrise, ông nói thêm rằng cuộc điều tra coronavirus chính là lời giải thích cho những hành động của Trung Quốc.

Úc đang theo đuổi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc virus Covid-19 để có lời giải thích rõ ràng về lý do vì sao coronavirus xuất hiện tại  Vũ Hán, nhằm có khả năng đối phó với đại dịch trong tương lai.

Nhưng phía Trung Quốc luôn bác bỏ cuộc điều tra này, cho rằng ông Scott Morrison chỉ dùng cuộc điều tra nhằm kéo hướng chú ý dư luận khỏi những sai phạm của ông trong vụ cháy rừng và những xử lý khủng hoảng coronavirus, đồng thời luôn đe dọa sẽ có căng thẳng thương mại nếu phía Úc vẫn tiếp tục cuộc điều tra.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Share
Published 12 May 2020 12:00pm
Updated 12 May 2020 2:12pm
By Hương Lan

Share this with family and friends