Theo luật hiện tại, bảo hiểm y tế chỉ bắt buộc đối với sinh viên và một số visa lao động.
Thế nhưng, chính phủ giờ đây đang muốn chấm dứt việc người dân Úc cứ phải è cổ đóng thuế để trả hàng triệu đô la cho khách du lịch khám chữa bệnh.
Số tiền mà ngân sách tiểu bang NSW phải chi trả cho các khoản thanh toán viện phí cho các du khách đã lên đến $30 triệu.
Bộ trưởng Y Tế Brad Hazzard đã gửi văn bản cho các đồng cấp của ông tại chính phủ tiểu bang và liên bang, kêu gọi ban hành luật bắt buộc đối với tất cả những người giữ visa tạm trú tại Úc, trong đó có du khách.
Chỉ tính riêng NSW, mỗi năm có khoảng 16,000 người nước ngoài phải nhập viện với mức chi phí lên đến $100 triệu, trong đó khoảng $70 triệu là do bệnh nhân hoặc bên bảo hiểm trả. Các du khách này chủ yếu đến từ Trung Quốc, Ấn Độ, Fiji, Tonga và Brazil.
Khoản $30 triệu còn lại cho việc điều trị là do bệnh viện phải tự bỏ ra, trong đó có tiền phòng, tiền cấy ghép bộ phận, chụp phim, và tiền cho các bác sĩ chuyên khoa.
Đã có trường hợp, một bệnh nhân không có bảo hiểm đến từ Trung Quốc bị xuất huyết não và phải nằm viện hơn 2 tháng tại một bệnh viện ở NSW, với tổng viện phí lên tới hơn $248,000.
Một bệnh nhân khác rời nước Úc với khoản nợ tiền viện phí hơn $180,000 vì bảo hiểm y tế không đủ để chi trả cho việc điều trị.
Theo ông Hazzard thì “chúng tôi sẽ không để cho bệnh nhân nào phải bị bỏ rơi hoặc bị quay lưng, nhưng luật này nhằm mục đích bảo đảm người dân Úc không phải gánh khoản tiền này.”
Nước Úc có thỏa thuận y tế với một số quốc gia, như Anh quốc, Malta, Phần Lan, Ý, Thụy Điển, New Zealand, Hà Lan, Ireland, Bỉ, Na Uy và Slovenia. Nghĩa là khách từ Anh quốc đến Úc sẽ không phải trả viện phí nếu nằm viện. Nhưng điều đó không có nghĩa là “bệnh viện công là miễn phí điều trị cho tất cả mọi người”.
Chính phủ muốn rằng bảo hiểm y tế phải là một điều kiện trong visa, nghĩa là visa sẽ chỉ được cấp nếu đương đơn chứng minh họ có mua bảo hiểm y tế đầy đủ.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại