Highlights
- WhatsApp hạn chế chuyển tiếp tin nhắn để ngăn chặn những lời khuyên y tế sai lệch
- YouTube xoá video chứa thuyết âm mưu về nguồn gốc của COVID-19
- Facebook và Twitter cũng có những chính sách chống tin giả giữa mùa dịch bệnh
Nhằm xử lý những gì mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là sự bão hoà thông tin sai lệch về COVID-19, các mạng xã hội như WhatsApp, YouTube, Facebook và Twitter đã đặt ra nhiều giới hạn hơn.
WhatsApp, công ty có hơn 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới, tuyên bố thắt chặt các giới hạn về chuyển tiếp tin nhắn (forwarding), theo đó với , thì bạn chỉ có thể chuyển tiếp nó thêm cho một người mà thôi.
Quyết định này được đưa ra sau khi có vô số thông tin y tế sai lệch bị lan truyền trên nền tảng này kể từ khi dịch bệnh bùng phát.
“Có phải việc chuyển tiếp tin nhắn là xấu không? Dĩ nhiên là không. Chúng tôi biết có rất nhiều người dùng chuyển tiếp thông tin hữu ích, cũng như các video hài hước, meme, hoặc lời cầu nguyện mà họ thấy có ý nghĩa,” công ty này viết trong một thông cáo.
“Tuy nhiên, chúng tôi đã thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng chuyển tiếp, khiến cho một số người dùng cảm thấy choáng ngợp và có thể góp phần vào việc truyền bá thông tin sai lệch.
"Chúng tôi tin rằng điều quan trọng là làm chậm sự lan truyền của những tin nhắn này để duy trì WhatsApp như là một nơi trò chuyện cá nhân."
Thuyết âm mưu về nguồn gốc của COVID-19
YouTube giờ đây đã cấm tất cả những video liên hệ các triệu chứng của coronavirus với mạng 5G, theo đài .
Thuyết âm mưu cho rằng có mối liên hệ trực tiếp giữa các thiết bị 5G và dịch bệnh COVID-19 đã khiến .
Trong một cuộc phỏng vấn được phát trực tiếp trên YouTube hôm thứ Hai, kẻ rao giảng thuyết âm mưu David Icke cho rằng có một “mối liên hệ giữa 5G và cuộc khủng hoảng y tế này”.
Sau những chỉ trích về việc cho phép phát video này trên nền tảng, vốn thu hút được 65,000 người xem, YouTube nói với BBC rằng video này sẽ bị xoá, cùng với bất kỳ nội dung nào trái ngược với những thông tin chính thống về COVID-19.
“Chúng tôi có các chính sách rõ ràng cấm các video quảng cáo các phương pháp không có cơ sở về mặt y tế để ngăn chặn coronavirus thay vì tìm kiếm điều trị y tế,” một phát ngôn nhanr6 của YouTube nói với đài BBC.
Bất cứ nội dung nào phản bác sự tồn tại hay lây lan của COVID-19 theo như mô tả của WHO và giới chức y tế địa phương, đều vi phạm chính sách của YouTube.
“Điều này bao gồm các thuyết âm mưu cho rằng các triệu chứng là do 5G gây ra.”
Facebook và Twitter cũng đã phản ứng với việc phát tán tin giả bằng cách cấm người dùng đăng tải những thông tin sai lệch về coronavirus, bao gồm việc chối bỏ lời khuyên của các chuyên gia y tế, cũng như khuyến khích các phương pháp điều trị giả mạo.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại