Cẩn thận với lượng muối trong các món nước chấm Á châu!

Chúng ta luôn cẩn trọng với lượng đường thu nạp mỗi khi uống nước ngọt hay ăn bất kỳ sản phẩm nào, thế nhưng có bao giờ chúng ta kiểm soát lượng muối khi ăn? Lượng muối trong các loại nước chấm, đặc biệt là nước tương ăn sushi có lượng muối nhiều hơn chúng ta tưởng, và là nguy cơ của các bệnh liên quan đến tim mạch.

Soy sauce for sushi contains double recommended salt intake

Soy sauce for sushi contains double recommended salt intake Source: wikimedia commons

Nhiều người lầm tưởng rằng thay vì dùng muối, thì các loại nước chấm Á châu như nước tương, nước mắm sẽ là một lựa chọn tốt hơn, dẫn đến việc lạm dụng các loại gia vị này.

Theo phúc trình của Tổ chức Tim Mạch, Tổ chức Y tế Victoria và Tổ chức Y tế Toàn cầu, thì hàm lượng muối có trong 150 loại nước chấm Á châu đang được bày bán tại các siêu thị Úc không phải lúc nào cũng là một lựa chọn an toàn.

Chẳng hạn loại nước tương Changs Light Soy sauce (tuy có tên là Light Soy) lại là loại nước tương mặn nhất, trong 500ml nước có khoảng 23 muỗng muối, tương đương 4.4gr muối trong mỗi muỗng nước tương.

Trong khi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WTO thì đây là lượng muối đủ trong một ngày. Ngoài ra con người còn thu nạp lượng muối từ các món ăn khác, suy ra lượng muối đưa vào cơ thể nhiều hơn tiêu chuẩn rất nhiều.

“Chúng ta chỉ cần khoảng 1gr muối để chức năng hoạt động bình thường,” bà Clare Farrand, tác giả chính của phúc trình cho biết.
Salt
Salt Source: wikimedia commons
Qúa nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ. Một phúc trình của Harvard năm 2014 đã tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ quá nhiều muối với 1.65 triệu ca tử vong do bệnh tim trên toàn cầu mỗi năm.

“Đối với bệnh huyết áp hoàn toàn không có triệu chứng gì,” bà Farrand nói. “Mọi người đang tự đẩy mình vào nguy cơ bệnh tim và hoàn toàn không hề biết về điều đó.”

Nếu chúng ta ăn trái cây tươi, rau củ và các loại thức ăn nguyên hạt, có thêm chút muối thì không sao, nhưng trên thực tế thì lượng muối ăn vào nhiều hơn thế.

Cứ 10 người Úc thì chỉ có 1 người kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể trong khi đại đa số người lớn ăn khoảng 9gr muối mỗi ngày – gấp đôi lượng tiêu thụ mà WHO khuyến cáo.

Hiện tại, có khoảng 80% lượng muối chúng ta ăn là từ các thực phẩm chế biến sẵn.

Vấn đề với các loại nước sốt là, cũng giống như các loại gia vị, thường dễ bị xem nhẹ và thường không bị coi đó là muối, thậm chí nhiều người còn tưởng rằng đó là một lựa chọn tốt hơn so với muối.

Ở những quốc gia như Nhật Bản, nơi có tỷ lệ tuổi thọ cao vì chế độ ăn uống, bà Farrand chỉ ra họ đã ban hành sáng kiến giảm lượng muối trong nước tương do bệnh cao huyết áp và bệnh tim đang trở nên gia tăng.

Các sản phẩm có lượng muối giảm bớt cũng đã có mặt tại Úc.

Chẳng hạn nước tương Kikkoman Naturally Brewed Less Salt Soy Sauce có khoảng 11 muỗng café muối trong chai 600ml, ít hơn loại mặn nhất 3 lần.

Một số lưu ý cho người tiêu dùng

  • Lưu ý hàm lượng muối trong các loại nước sốt, nên dùng thử một ít trước khi quyết định dùng lâu dài.
  • Thay thế nước sốt bằng các loại sốt tự nhiên làm từ các loại gia vị và rau thơm, như chanh, tỏi, ớt, gừng, dấm.
  • Cách tốt nhất để giảm lượng muối dung nạp vào cơ thể là ăn nhiều các thực phẩm tươi và bỏ bớt các thực phẩm chế biến sẵn, kể cả các loại nước sốt pha sẵn.
  • Chọn các loại sản phẩm ‘reduced salt’ (ít muối) và kiểm tra nhãn hàng để chọn các loại sản phẩm có hàm lượng sodium thấp.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 14 November 2018 2:03pm
Updated 14 November 2018 2:09pm
By Hương Lan

Share this with family and friends