Cắt giảm JobSeeker có thể khiến 145,000 việc làm bị mất

Những cắt giảm tài trợ phúc lợi xã hội không giúp tiết kiệm ngân sách mà trái lại còn khiến nền kinh tế có thể bị mất $31.3 tỷ đô la và 145,000 việc làm toàn thời.

The coronavirus pandemic has seen a surge in unemployment amid the economic fallout of the crisis.

The coronavirus pandemic has seen a surge in unemployment amid the economic fallout of the crisis. Source: AAP

Highlights
  • JobSeeker theo kế hoạch sẽ bị chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm nay để trở về với trợ cấp Newstart.
  • Chuyên gia về kinh tế lo ngại việc cắt giảm này sẽ khiến nền kinh tế thiệt hại $31.3 tỷ đô la.
  • Những người nhận JobSeeker sẽ tiêu tiền chi trả sinh hoạt phí thay vì tiết kiệm
Bản phúc trình của công ty Deloitte vừa được công bố hôm nay, thứ Ba, theo yêu cầu Hội đồng Dịch vụ Xã hội Úc, đã cho thấy một viễn cảnh không mấy tươi sáng nếu chính phủ cắt bỏ hoàn toàn tài trợ JobSeeker.

Tài trợ thất nghiệp Newstart trước đây đã được đổi tên là tài trợ JobSeeker khi đại dịch coronavirus xảy ra vào tháng Ba, đồng thời được tăng gấp đôi nhằm tài trợ tạm thời cho những người bị mất việc làm do coronavirus.

Tuy nhiên tài trợ này sẽ bị chính phủ cắt giảm xuống còn $300 mỗi hai tuần bắt đầu từ ngày 25 tháng Chín, sau đó sẽ chấm dứt hoàn toàn vào cuối năm nay, và những người nhận JobSeeker sẽ quay lại với tài trợ Newstart ở mức $40/ngày.

Phúc trình của Deloitte có ghi, nếu việc cắt giảm được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại $31.3 tỷ đô la, và trung bình 145,000 công việc toàn thời cũng sẽ bị mất trong tài khóa 2020/21 và 2021/22, và những cộng đồng vùng nông thôn là đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
A security guard looks on as people are seen in long queue outside a Centrelink office in Abbotsford, Melbourne, Monday, 23 March, 2020.
Source: AAP
CEO của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Úc - Cassandra Goldie - khẩn thiết thúc giục chính phủ gia hạn tài trợ JobSeeker, đồng thời ban hành luật để mức tài trợ JobSeeker cố định, cho phép người dân có thể chi trả sinh hoạt phí ở mức căn bản nhất.

“Có rất nhiều thứ không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta trong đại dịch này, nhưng có một điều mà chính phủ có thể kiểm soát được, đó là bảo đảm mọi người có đủ tiền để chi trả những thứ căn bản nhất trong cuộc sống, trong đó bao gồm một nơi ở an toàn,” bà Goldie nói.
Đối tác về giám định kinh tế của Deloitte, Nicki Hutley, nói mỗi đồng đô la chính phủ đầu tư vào JobSeeker sẽ sinh ra lợi ích kinh tế.

“Cung cấp đủ tiền cho người không có việc làm vượt qua khó khăn là sự tích lũy kinh tế mang lại hiệu quả cao, vì những người này không có lựa chọn nào ngoài việc tiêu tiền ngay lập tức cho những thứ cần thiết,” bà nói

“Những người có thu nhập cao hơn sẽ có lựa chọn là để dành, điều mà rất nhiều người hiện nay đang làm vì sự bất định tương lai do COVID-19 đem lại.”

“Đó là lý do vì sao các biện pháp khác như cắt giảm thuế thu nhập sẽ không hiệu quả trong việc giúp chúng ta thoát khỏi suy thoái.”

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 15 September 2020 3:35pm
By Hương Lan

Share this with family and friends