"Chúng ta không thể chích ngừa cho cả tinh cầu mỗi sáu tháng" khoa học gia về vắc xin ở Oxford nói

Giáo sư Andrew Pollard, một chuyên gia hàng đầu đã giúp tạo ra vắc xin Oxford-AstraZeneca bảo vệ con người trước COVID-19 cho biết hôm thứ Ba rằng việc tiêm mũi tăng cường cho tất cả mọi người trên thế giới nhiều lần trong năm là không khả thi.

Eligible Australians Urged To Get Vaccinated.

A nurse administers the Pfizer vaccine to a client at the St Vincent's Covid-19 Vaccination Clinic in Sydney. Source: Getty Images AsiaPac

Giáo sư Andrew Pollard, giám đốc Nhóm vắc xin Oxford và là người đứng đầu Ủy ban Vắc xin và Tiêm chủng của Vương quốc Anh, nói với Telegraph trong một cuộc phỏng vấn được công bố mới hôm qua.

"Chúng ta không thể tiêm chủng cho hành tinh này sau mỗi 4 đến 6 tháng. Chuyện đó không bền vững và không chi trả nổi," ông Pollard nói.

Không bền vững và có thể không cần thiết

Giáo sư Pollard cũng nhấn mạnh "cần phải nhắm mục tiêu đến những người dễ bị tổn thương" trong tương lai, thay vì cứ chủng ngừa cùng liều lượng cho tất cả mọi người từ 12 tuổi trở lên.

Ông cho biết thêm, cần có thêm dữ liệu để xác định “liệu những người dễ bị tổn thương có cần liều bổ sung hay không, khi nào và tần suất như thế nào”.

Giáo sư Pollard cũng cho biết ông nghĩ cần có thêm bằng chứng trước khi đưa ra mũi tiêm COVID-19 thứ tư cho những người ở Anh, hiện đang khai triển mũi tiêm thứ ba cho những người khỏe mạnh từ 18 tuổi trở lên và những người có nguy cơ từ 16 tuổi trở lên.

Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Today của BBC Radio 4, Giáo sư Pollard cũng nhắc đến sự không đồng đều rõ rệt của việc khai triển vắc xin trên toàn thế giới khi nhắc đến chuyện "tất cả mọi người ở châu Phi đến nay không phải ai cũng đã được nhận mũi vắc xin COVID-19 đầu tiên".
Thực sự là chi phí không hợp lý, không bền vững hoặc thậm chí việc chích ngừa cho tất cả mọi người trên hành tinh mỗi bốn đến sáu tháng một lần có thể không phải là chuyện cần thiết.
Giáo sư Pollard nói.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng với Sky News hôm thứ Ba, Giáo sư Pollard đưa ra một con số cụ thể để người quan tâm có cái nhìn toàn diện.  

"Hãy nhớ rằng, ngày nay, ít hơn 10% người dân ở các quốc gia có thu nhập thấp đã được tiêm liều đầu tiên, vì vậy toàn bộ ý tưởng về liều thứ tư là lẽ thường trên toàn cầu là không hợp lý." Giáo sư Pollard nói.

Có hay không mũi vắc xin thứ tư cho mọi người

Lạc quan, đó là nhận định của Giáo sư Pollard về Vương quốc Anh, nếu các biến thể tiếp tục dẫn đến bệnh nhẹ hơn, như trường hợp của Omicron.

“Chúng ta có thể cần phải chích mũi tăng cường cho những người dễ bị tổn thương trong dân số, nhưng tôi nghĩ rằng rất khó có khả năng sẽ có các chương trình mũi tăng cường tiếp theo cho mọi người trên 12 tuổi," ông nói.

Nhưng ông nói thêm, tất cả còn tùy thuộc vào biến thể mới.
Sẽ có những biến thể mới sau Omicron. Chúng ta vẫn chưa biết chúng sẽ biểu hiện như thế nào - và điều đó có thể thay đổi hoàn toàn quan điểm về điều đúng đắn cần làm.
Giáo sư Pollard cho biết những người cần mũi tăng cường có thể là người lớn tuổi hoặc những người có tình trạng sức khỏe kém.

Israel đã bắt đầu khai triển liều vắc xin thứ tư, cung cấp cho tất cả nhân viên y tế và những người từ 60 tuổi trở lên kể từ thứ Hai tuần này.

Hồi cuối tháng 12, Tổng trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach nói trên đài truyền hình công ZDF rằng người Đức "sẽ cần tiêm mũi vắc xin thứ tư" để chống lại COVID-19.

Cũng trước khi khép lại 2021, Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ, cho rằng "còn quá sớm để nói về liều thứ tư" trong khi trả lời phỏng vấn của Michael Wallace và Steve Scott trên WCBS Newsradio 880.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 5 January 2022 3:56pm
By Trinh Nguyen

Share this with family and friends