Theo lời cựu phó ban y tế liên bang, tiến sĩ Nick Coatsworth, đại dịch COVID-19 đang dần đi đến hồi kết, người dân có thể bắt đầu thấy được ánh sáng cuối đường hầm.
Dù ca nhiễm ở Úc đang tăng vọt ở mức báo động và gây ra nhiều lo ngại, nhưng theo lời tiến sĩ Coatsworth thì số ca nhiễm sẽ đạt đỉnh điểm vào cuối mùa hè này, sau đó người dân sẽ qua khỏi những gì tồi tệ nhất của đại dịch.
, ông Coatsworth nói ông tin rằng coronavirus sẽ trở thành bệnh địa phương - bệnh thường thấy trong một nhóm người cụ thể - trong năm 2022.
Các nhân viên y tế đã “kiệt sức” trong suốt thời gian đại dịch hai năm qua, và họ đang chuẩn bị đón nhận một làn sóng các bệnh nhân nhập viện, và chính bản thân họ cũng chuẩn bị cho việc sẽ bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, ông Coatsworth nói nếu để cho virus tự lây lan trong nước Úc khi phần lớn dân số đã được tiêm chủng đầy đủ, cộng thêm biến chủng gây triệu chứng nhẹ, thì những tác động lên hệ thống y tế sẽ nhẹ hơn so với các biến chủng trước đây.
Khi đó ICU cũng không còn bị quá tải, và điều đó cực kỳ quan trọng vì bệnh viện có thể kiểm soát được tình hình khi bệnh nhân tăng lên.
Một điểm quan trọng khác trong giải thích của tiến sĩ Coatsworth đó là thời gian mà bệnh nhân nhiễm chủng Omicron phải ở bệnh viện chỉ bằng một nửa so với người bị nhiễm chủng Delta. Điều đó có nghĩa là bệnh viện có thể tăng gấp đôi khả năng phục vụ bệnh nhân.
Chính phủ công bố khoản đầu tư lớn nhằm ngăn chặn đại dịch tương lai
Ước tính có 1.7 triệu các loại virus chưa được phát hiện tồn tại ở các loại động vật và chim chóc, và bất cứ loại nào cũng có thể gây ra một đại dịch mới.
Chính phủ liên bang sẽ cấp thêm $8.4 triệu cho việc nghiên cứu phát hiện sớm trong thời gian 4 năm tới nhằm đối phó với các dịch bệnh có khả năng xuất hiện từ các loại động vật.
“Khoản ngân sách này sẽ ưu tiên cho việc điều tra các bệnh dịch từ động vật để xác định các nguyên nhân tiềm ẩn và xác định các mối liên quan đến con người, thú vật và sức khoẻ môi trường,” Bộ trưởng y tế Susan Ley nói.
Ngân sách này cũng tập trung vào việc phối hợp với nghiên cứu của Wildlife Health Australia trong nước Úc và khu vực Indo-Thái Bình Dương với Tổ chức Sức khoẻ Động vật Thế giới.
Chính phủ cũng dành một khoản $250.000 để hỗ trợ việc phục hồi Papua New Guinea sau đợt bùng phát cúm heo châu Phi năm 2020, và $180.000 để hỗ trợ an ninh sinh học Đông Timor sau bùng phát cúm heo năm 2019.