Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Sư phạm của Đại học Monash cho rằng việc người lớn né tránh không thảo luận với trẻ em có thể khiến các định kiến về chủng tộc trong thời thơ ấu trở nên ăn sâu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cũng cần được đào tạo và cảm thấy tự tin khi trò chuyện với trẻ, đồng thời cung cấp đủ không gian và thời gian để làm việc đó.
Tác giả chính của bài nghiên cứu, nhà tâm lý học Hannah Yared, cho biết trường học không chỉ là nơi , mà còn là nơi chúng học được những thông điệp tích cực và tiêu cực về chủng tộc.
“Các định kiến về chủng tộc xuất hiện trong thời thơ ấu, phát triển dần trong suốt cuộc đời, và trở nên ăn sâu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành. Trẻ em cũng bị phân biệt chủng tộc thường xuyên. Trên thực tế, nơi phổ biến nhất mà trẻ em bị phân biệt chủng tộc là trong môi trường học đường,” bà nói.
“Mặc dù trẻ em có khả năng và cần thảo luận về chủng tộc, cha mẹ và giáo viên đang tích cực né tránh những cuộc trò chuyện này và duy trì quan điểm cho rằng trẻ em không nhìn thấy những khác biệt về chủng tộc.
“Việc từ chối thảo luận về chủng tộc không giúp giải quyết vấn đề – những quan điểm tiêu cực không được kiểm soát và tiếp tục phát triển đến tuổi trưởng thành.”
Định kiến về chủng tộc là khi ai đó có quan điểm, cảm nhận hoặc đánh giá tiêu cực hoặc tích cực một cách không công bằng về một người dựa trên chủng tộc của họ.
Chẳng hạn, các định kiến ngầm của giáo viên cũng có thể ảnh hưởng đến kỳ vọng đối với năng lực học tập và nhận thức của học sinh có nguồn gốc đa văn hoá hoặc sắc tộc, theo bà Yared.
“Định kiến chủng tộc rõ nét có xu hướng mạnh nhất trong thời thơ ấu và giảm dần ở tuổi vị thành niên. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy định kiến chủng tộc ngầm của chúng ta vẫn ổn định từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta có thái độ phân biệt chủng tộc nhiều hơn một chút so với những gì chúng ta muốn thừa nhận,” bà nói.
“Những tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên trải qua phân biệt chủng tộc rất sâu sắc. Những trải nghiệm này dẫn đến gia tăng lo lắng, trầm cảm, lạm dụng chất kích thích, cũng như giảm lòng tự trọng và sự tự tin trong học tập.”
Theo nghiên cứu trên, nhiều giáo viên đã không tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc định kiến về chủng tộc.
“Việc kết hợp phương pháp tiếp cận từ trên xuống và đưa hiểu biết về chủng tộc và năng lực chống phân biệt chủng tộc vào chính sách của chính phủ, nhằm bảo đảm rằng giáo viên và lãnh đạo nhà trường có trách nhiệm, sẽ khuyến khích sự hoà nhập trong trường học,” bà Yared nói.
“Có lẽ việc tăng cường nhận thức của giáo viên về định kiến và thế giới quan của chính họ có thể góp phần làm tăng sự tự tin của họ khi thảo luận về những chủ đề này với trẻ em”.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại