Xem thông về COVID-19 cập nhật hàng ngày bằng tiếng Anh tại
Vắc-xin COVID-19 tại Úc
Chính phủ Úc đã cam kết cung cấp cho toàn bộ người Úc được tiếp cận vắc-xin an toàn và hiệu quả ngay khi vắc-xin có mặt trên thị trường.
Để biết mình đã đủ điều kiện chủng ngừa hay chưa, và địa điểm có thể đăng ký chủng ngừa
Nếu quý vị trên 40 tuổi, quý vị đã đủ điều kiện chủng ngừa. Một số người trong khoảng từ 16 đến 39 tuổi cũng có thể đủ điều kiện được chủng ngừa.
Quý vị cũng có thể đăng ký với GP và tìm hiểu thông tin về vắc-xin bằng ngôn ngữ của quý vị:
Những loại vắc-xin nào được khuyến nghị tại Úc?
Cơ quan Cố vấn Kỹ thuật về Chủng ngừa của Úc (ATAGI) khuyến nghị vắc-xin COVID-19 Comirnaty (Pfizer) là vắc-xin thích hợp cho những người trong độ tuổi từ 16 - 59 tuổi.
Vắc-xin AstraZeneca cũng có thể được tiêm cho những người từ 18 - 59 tuổi.
Nếu quý vị trên 18 tuổi và chưa đủ điều kiện tiêm vắc-xin, quý vị có thể yêu cầu thông báo khi nào đủ điều kiện.
Những người dưới 16 tuổi hiện chưa đủ điều kiện được chủng ngừa tại Úc.
Hỗ trợ sức khỏe tâm thần liên quan đến COVID-19
Vào năm 2020 chính phủ đã bổ sung thêm 10 khoản tài trợ Medicare mỗi năm đối với điều trị tâm lý dành cho những bệnh nhân đủ điều kiện theo , giúp họ dễ dàng tiếp cận các chuyên gia tâm thần, chuyên gia tâm lý và bác sĩ gia đình thông qua sáng kiến
Chính phủ Úc đã có các hỗ trợ sức khỏe tâm thần liên quan đến COVID-19 thông qua cổng thông tin kỹ thuật số dành cho sức khỏe tâm thần , cung cấp thông tin và hướng dẫn để làm thế nào duy trì sức khỏe tâm thần tốt trong đại dịch và trong thời gian cách ly.
Nếu bạn cần hỗ trợ sức khoẻ tâm thần bằng tiếng Việt, gọi TIS National 131 450 hoặc vào trang mạng để yêu cầu thông dịch viên. TIS National có hơn 100 ngôn ngữ và mở 24/7 với mức phí tính theo cuộc gọi trong nước.
là một dự án của Mental Health Australia tập trung vào sức khoẻ đối với những di dân có nguồn gốc đa văn hoá và đa ngôn ngữ (CALD), giúp họ truy cập được các nguồn tài nguyên, dịch vụ và thông tin bằng ngôn ngữ của họ.
Xem để biết thêm thông tin về các dịch vụ sức khoẻ tâm thần.
Khó khăn về tài chính (Tài trợ nghỉ phép do đại dịch)
Nếu bạn gặp khó khăn về tài chính, hãy truy cập hoặc gọi National Debt Helpline số 1800 007 007.
Tài trợ này áp dụng cho những nhân viên không có thu nhập do phải cách ly bắt buộc hoặc tự cách ly, hoặc phải chăm sóc người bệnh COVID-19.
Nhấn vào đường dẫn bên dưới để tìm hiểu thông tin về Tài trợ trong đại dịch ở từng tiểu bang và vùng lãnh thổ:
COVID-19 lây lan như thế nào và làm thế nào để ngăn ngừa?
COVID-19 lây lan từ người sang người thông qua:
- Tiếp xúc gần gũi với một người bị nhiễm, ngay cả khi các triệu chứng của họ xuất hiện.
- Tiếp xúc gần gũi với người được xác nhận đã nhiễm virus, và người này ho hoặc hắt xì.
- Chạm vào đồ vật hoặc bề mặt (như tay nắm cửa hoặc bàn) bị nhiễm từ việc người bị xác nhận nhiễm virus ho hay hắt xì, sau đó chạm vào miệng hoặc mặt của bạn.
Ngăn ngừa bằng cách thực hành rửa tay, hắt xì/ho một cách vệ sinh và giữ khoảng cách với người khác khi bị ốm là cách tốt nhất để chống lại hầu hết các loại virus. Bạn nên:
- Giữ khoảng cách ít nhât 1.5 mét với người khác và tuân theo nguyên tắc 4m2/người.
- Rửa tay thường xuyên với xà bông và nước, trước và sau khi ăn, và sau khi đi vệ sinh.
- Che miệng khi ho và hắt xì bằng khăn giấy, hoặc sử dụng nước sát khuẩn tay.
- Nếu cảm thấy không khỏe, tránh tiếp xúc với người khác (giữ khoảng cách 1.5 mét với người khác)
Nếu xuất hiện các triệu chứng, hãy đi làm xét nghiệm.
Các triệu chứng của coronavirus có thể từ bệnh nhẹ đến viêm phổi, tương tự như các trường hợp cảm lạnh và cúm khác và bao gồm:
- Sốt
- Các triệu chứng hô hấp
- Ho
- Đau họng
- Hụt hơi
- Các triệu chứng khác có thể bao gồm sổ mũi, nhức đầu, đau cơ hoặc khớp, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, mất khứu giác, thay đổi vị giác, chán ăn và mệt mỏi.
Các giới chức y tế đã biên soạn một tài liệu giúp bạn có thể kiểm tra các triệu chứng nghi ngờ COVID-19 ở nhà:
Hiện chưa có cách điều trị cụ thể cho người bị nhiễm coronavirus, nhưng hầu hết các triệu chứng có thể chữa trị bằng điều trị hỗ trợ. Thuốc kháng sinh không hiệu quả trong việc chống virus.
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng trên, bạn nên đi làm xét nghiệm. Đừng đến một phòng khám y tế hoặc bệnh viện mà không thông báo cho họ biết bạn có các triệu chứng. Bạn phải ở một mình trong nhà, khách sạn hoặc trong khu chăm sóc sức khỏe cho đến khi giới chức y tế công xác nhận rằng việc bạn quay trở lại các hoạt động thường ngày là an toàn.
Nếu bạn muốn nói với ai đó về triệu chứng của mình, hãy gọi tới đường dây trợ giúp Coronavirus của quốc gia để xin lời khuyên. Đường dây hoạt động 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần: 1800 020 080.
Bạn có thể làm xét nghiệm ở đâu?
Nhấn vào đường dẫn dưới đây để tìm cơ sở xét nghiệm ở mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ
Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc COVID-19, bạn phải tự cách ly:
- không đến những nơi công cộng như nơi làm việc, trường học, trung tâm mua sắm, nhà trẻ hay trường đại học
- yêu cầu ai đó lấy thức ăn và các nhu yếu phẩm khác cho bạn, và để chúng ở trước cửa nhà
- không cho khách vô nhà – chỉ những người thường sống chung ở trong nhà bạn
Ai có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng nhất?
Một số người bị nhiễm bệnh có thể không có biểu hiện bệnh gì cả, một số người sẽ có các triệu chứng nhẹ từ đó họ sẽ dễ dàng phục hồi, và những người khác có thể trở nên bệnh nặng rất nhanh. Từ kinh nghiệm trước đây với các coronavirus khác, những người có nguy cơ nhiễm bệnh nghiêm trọng nhất là:
- Thổ dân và cư dân đảo Torres Strait từ 50 tuổi trở lên, nếu họ mắc một hay nhiều hơn những căn bệnh mãn tính.
- Người cao niên từ 65 tuổi trở lên mắc bệnh mãn tính, định nghĩa bệnh mãn tính sẽ dần được rõ ràng hơn theo thời gian khi có nhiều bằng chứng khoa học hơn.
- Người 70 tuổi trở lên.
- Những người có hệ miễn dịch bị yếu hay tổn thương.
Có nên đeo khẩu trang y tế?
Một số tiểu bang và vùng lãnh thổ đã khuyến nghị hoặc yêu cầu bắt buộc sử dụng khẩu trang.
Nếu hoàn cảnh thay đổi trong tiểu bang hoặc lãnh thổ của bạn thì lời khuyên về việc sử dụng khẩu trang có thể phải thay đổi. Việc luôn cập nhật những lời khuyên trong khu vực địa phương của bạn rất quan trọng.
Khi đeo khẩu trang, điều quan trọng là phải đeo đúng cách:
- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay trước khi đeo vào và cởi ra.
- Bảo đảm khẩu trang phải che mũi và miệng, và che đủ từ mũi xuống cằm và hai bên má.
- Không sờ vào khẩu trang khi đang đeo hoặc khi cởi bỏ.
- Không được kéo khẩu trang xuống cổ hoặc kéo xuống dưới mũi.
- Không sử dụng lại loại khẩu trang dùng một lần, đối với khẩu trang dùng nhiều lần phải giặt và phơi khô sau khi sử dụng.
Trở về Úc hoặc đến Úc và di chuyển trong nước Úc
Tiểu bang và vùng lãnh thổ có thể áp dụng quy định giới hạn khác nhau, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới tiểu bang.
Thu thập thông tin bắt buộc
Từ ngày 1.10.2020, trên các chuyến bay nội địa có thu thập thông tin bắt buộc để hỗ trợ các tiểu bang và vùng lãnh thổ trong việc truy tìm người tiếp xúc: thông tin bao gồm tên, địa chỉ email, số điện thoại, và nơi cư trú.
Nguyên tắc giao thông công cộng
Các dịch vụ giao thông công cộng là trách nhiệm của các tiểu bang và vùng lãnh thổ, và Nội các Quốc gia tán thành một loạt các nguyên tắc giúp quản lý sức khỏe và an toàn của công nhân và hành khách trên mạng lưới giao thông công cộng, bao gồm: không đi lại khi cảm thấy không khỏe, duy trì khoảng cách vật lý với tài xế và các hành khách khác, và tránh dùng tiền mặt.
Đi về từ ngoại quốc
Hiện có những biện pháp tạm thời đối với các chuyến bay quốc tế và thường xuyên được chính phủ xem xét lại.
- Chính phủ sẽ tập trung vào việc thông báo các hãng hàng không ít nhất 48 giờ để giảm thiểu sự gián đoạn.
- Việc bán vé cho ai. sẽ tùy thuộc vào quyết định của các hãng hàng không, không phải từ chính phủ.
Quyết định này có thể ảnh hưởng đến chuyến bay của quý vị. Các thông tin này sẽ thường xuyên thay đổi.
Yêu cầu về cách ly và xét nghiệm được quản lý và thực thi bởi các chính phủ tiểu bang và lãnh thổ:
- NSW:
- VIC:
- ACT:
- NT:
- QLD:
- SA:
- TASMANIA:
- WA:
Tuy nhiên, nếu bạn muốn đi nước ngoài, bạn có thể nộp đơn trên mạng để xin đi ra ngoại quốc một cách ngoại lệ nếu bạn thuộc các nhóm sau:
- Chuyến đi của bạn thuộc nhiệm vụ ứng phó đại dịch COVID-19, bao gồm việc bạn đi để cung cấp một sự hỗ trợ nào đó.
- Chuyến đi cần thiết cho các kỹ nghệ và giao thương quan trọng (bao gồm các kỹ nghệ xuất cảng và nhập cảng).
- Bạn đi ngoại quốc để trị bệnh khẩn cấp mà Úc không thể có được sự điều trị đó.
- Bạn đi ngoại quốc vì việc cá nhân khẩn cấp không thể tránh khỏi.
- Thực hiện nhiệm vụ nhân đạo.
- Chuyến đi của bạn thuộc lợi ích quốc gia.
Để tìm hiểu Chính phủ Úc đang đương đầu với COVID-19 ra sao, ghé thăm chuyên trang phản ứng của Chính phủ trước dịch bệnh .
Thêm thông tin tiếng Anh, ghé thăm
Tìm thông tin COVID-19 bằng tiếng Việt ở đâu?
Trên trang của Bộ Nội vụ
Trên trang Bộ Y tế Liên bang
Trên trang Bộ Y tế New South Wales
Trên trang Bộ Y tế Victoria
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy ở nhà và gọi cho bác sĩ của bạn để kiểm tra, hoặc liên lạc với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Kiểm tra các hướng dẫn phù hợp ở tiểu bang và vùng lãnh thổ: , , , , , , ,
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại