Vào đêm hôm qua, sau khi nhiệt kế chạm mức 42 độ C ở Adelaide, 90.000 ngôi nhà và doanh nghiệp đã bị ngắt điện trong 45 phút, theo một tiến trình được gọi là “load shedding” (tạm gọi là giảm mức tải điện). Hoạt động này được thực hiện khi không có đủ nguồn cung để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.
Vậy giảm mức tải điện “load shedding là gì?
Theo ABC, xảy ra khi Trung tâm quản lý Thị trường năng lượng Úc (AEMO) chỉ đạo các công ty năng lượng trong nước tắt nguồn điện của khách hàng vì các hệ thống điện có nguy cơ bị hư hại.
Hệ thống này luôn luôn phải giữ ở mức cân bằng giữa cung và cầu. Nếu không có nguồn cung cấp thêm sẵn sàng, các nhà chức trách không có sự lựa chọn nào khác là cắt điện để giảm bớt nhu cầu sử dụng của người dân.
Nếu họ không làm điều này, toàn bộ hệ thống có thể bị chập nổ, gây mất điện trên toàn tiểu bang như những gì đã xảy ra ở Nam Úc vào tháng 9 năm 2016.
Tại sao phải thực hiện giảm mức tải điện "load shedding"?
Vào đêm thứ Tư vừa rồi, Trung tâm quản lý Thị trường năng lượng Úc (AEMO) dự đoán nhu cầu sẽ vượt quá nguồn điện đang có, khi đợt nắng nóng tràn vào tiểu bang này trong những ngày tới.
Nguồn cung cấp chính Heywood Interconnector hiện đang chuyển điện từ Victoria gần tới mức giới hạn tối đa.
Giá điện bán sỉ dăng ở mức tối đa là $14,000 megawatt giờ, trong khi AEMO nỗ lực kêu gọi các trạm điện cung cấp điện năng nhiều hơn nữa để đáp ứng thị trường nhưng không ai thực hiện.
A man refreshes himself in a water cascade in Lisbon, 5 Sept 2016 during a heat wave with temperatures soaring above 40C Source: AAP-EPA-MIGUEL A. LOPES
Tại sao Nam Úc lại bị thiếu điện?
Với đường dây tải điện kế nối từ Victoria, Nam Úc có đủ điện, thậm chí nhiều hơn để trang trải nhu cầu, ngay cả trong những ngày khắc nghiệt nhất.
Tuy nhiên, Nam Úc phụ thuộc vào các nguồn năng lượng tái tạo như gió và năng lượng mặt trời.
Khi gió không thổi, các nhà điều hành thị trường điện năng không thể yêu cầu có các trang trại gió sản xuất điện cho chính phủ.
Trạm kết nối điện Heywood Interconnector gần đây đã được mở rộng để luân chuyển nguồn điện ra và vào mạng lưới của tiểu bang NSW, tuy nhiên vẫn giới hạn ở mức khoảng 600 MW.
Nguồn điện tại Nam Úc hiện đang ngày một khan hiếm sau việc đóng cửa nhà máy điện bằng than duy nhất của tiểu bang ở Port Augusta, phía Bắc, vào năm ngoái.
AEMO đã dự báo việc thiếu nguồn điện dự trữ trên toàn tiểu bang trong mùa hè này và những mùa hè tới, cho đến khi nguồn cung cấp bổ sung được thêm vào hệ thống điện của Nam Úc.
Hazelwood power station and coal mine Source: AAP
Tại sao chính phủ liên bang lại bị đổ lỗi vấn đề năng lượng tái tạo?
Nam Úc là nơi có hệ thống năng lượng tái tạo từ gió và mặt trời phát triển nhất trên thế giới.
Nhiều người lập luận rằng sự ra đời hệ thống năng lượng tái tạo đã làm giảm giá bán sỉ điện tại Nam Úc.
Mặc dù điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió và mặt trời có giá thị trường thấp hơn nhiều so với điện từ than và khí đốt truyền thống, tuy nhiên thị trường có nguy cơ thiếu hụt nguồn cung cấp một khi gió không thổi và nhu cầu của người dân quá cao.
Đây là vấn đề chỉ xảy ra với Nam Úc?
Theo , AEMO cảnh báo việc thiếu hụt điện và cúp điện xảy ra ở New South Wales vào thứ Sáu hôm nay và cuối tuần này sau một đợt nắng nóng khắc nghiệt.
Vấn đề có thể trở nên tồi tệ hơn trong trung hạn với việc đóng cửa các nhà máy điện bằng than Hazelwood Victoria.
Do đó NSW và Victoria có thể theo chân Nam Úc trong việc cúp điện giảm tải vào mùa hè tới.
Đâu là giải pháp?
Nam Úc cần thêm nguồn năng lượng để đáp ứng nhu cầu.
Chính quyền địa phương đang tìm hiểu tính khả thi của việc lắp đặt thêm trạm truyền tải điện từ NSW, Victoria hoặc Queensland.
Nếu họ quyết định tiến hành, giải pháp này sẽ mất nhiều năm và chi phí sử dụng điện lên đến hàng tỷ đô la.
Có một lựa chọn tiềm năng khác là lưu trữ năng lượng tái tạo.
Chính phủ SA cũng đang tìm kiếm để kích thích một thị trường mới, như hỗ trợ người dân trang bị một máy phát điện, bằng cách cung cấp một hợp đồng dài hạn nếu họ có thể sản xuất 75% nhu cầu năng lượng của riêng mình.