Di dân có tay nghề ở Úc: Lao động phổ thông có bằng đại học!

Một thực tế dễ bắt gặp ở Úc, di dân đang làm việc thấp hơn chuyên môn của họ rất nhiều: nha sĩ làm nhân viên vệ sinh, cựu giảng viên đại học lái taxi, chuyên viên tiếp thị đứng bán thịt…

Australia's skilled migrants: skills still wasted

Chỉ 40% di dân có trình độ đại học tìm được việc đúng chuyên ngành ở Úc. Source: Pixabay

Chỉ 40% di dân có trình độ đại học tìm được việc đúng chuyên ngành

Nhưng ít nhất cũng có những con số đáng lạc quan cho các di dân đến Úc với tay nghề cao, một nghiên cứu mới đây cho thấy cơ hội cho những người đến với trình độ đại học trong 5 năm qua cao gấp 2 lần so với những người đến Úc với cùng loại visa 15 năm trước.

Gần 40% di dân đến Úc sau năm 2010 khi đã có trình độ đại học đang làm việc đúng lĩnh vực chuyên môn của họ, so với chỉ 20% những người đến trước năm 2001, theo dữ liệu mới nhất từ Sở Thống kê Úc - ABS.

Từ Đại học Melbourne, chuyên gia di dân có những nghiên cứu được quốc tế biết đến Lesleyanne Hawthorne nhận định rằng những thay đổi trong chính sách, tập trung thúc đẩy quy mô di dân tay nghề, và tăng cường kiểm tra khả năng tiếng Anh đã cải thiện đáng kể cơ hội việc làm cho di dân có tay nghề.
“Chuyện nghịch lý là người có chuyên ngành y tế, tiến sĩ và những người di dân có trình độ học vấn cao khác đang lái xe taxi để kiếm sống hoặc phải làm việc lao động phổ thông thật đáng buồn, nhưng lại rất đúng thực tế hôm nay”, Giáo sư Collins
Di dân có tay nghề hiện nay chiếm hơn 2/3 tổng số di dân đến Úc, tăng mạnh so với chỉ chưa đến 50% thời điểm 20 năm trước.

“Nếu bạn so sánh giữa di dân có tay nghề 15 năm trước ở Canada và Úc, khoảng 60% di dân có tay nghề cao tìm được việc làm trong vòng 6 tháng”, bà  Hawthorne cho biết.

“Với những thay đổi trong chính sách của Úc, tỉ lệ này của chúng ta đã lên đến 83% trong vòng 6 tháng, trong khi Canada gần như vẫn giữ mức cũ.”

Tuy nhiên, những thay đổi trong chính sách di dân có tay nghề cao lại không thực sự mang lại những kết quả tích cực cho di dân đến Úc rồi mới đạt trình độ đại học – chúng ta đang nói đến những sinh viên quốc tế học rồi ở lại với visa di dân có tay nghề cao, Giáo sư Hawthorne nói với Sydney Morning Herald.
 Australia has wasted a lot of the skills of its migrants
Rất nhiều di dân có tay nghề và trình độ đang chấp nhận công việc lao động phổ thông đổi lại một cuộc sống ở Úc. Source: Pixabay
Ví dụ, nghiên cứu của Giáo sư Hawthorne cho thấy ít hơn 10% di dân gần đây đến Úc với bằng đại học ngành kinh doanh hay thương mại có việc làm trong lĩnh vực của họ, so với 29% nghề kỹ sư, 57% trong lĩnh vực y khoa, và 66% phần trăm nghề y tá.

Bằng đại học ngành kế toán, kinh doanh và IT: gian nan hơn khi tìm việc

Fairfax Media tìm hiểu hai trường hợp hoàn toàn khác biệt nhau khi nói đến tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của hai chị em ruột Andrea Kraal và Audrey Kraal người Malaysia, ban đầu đến Úc du học, sau đó ở lại với visa di dân có tay nghề cao.

Andrea đến Úc năm 2012, tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân kỹ sư cơ khí trường Đại học New South Wales UNSW, đã tìm được việc làm toàn thời gian trước khi cô tốt nghiệp.

“Trong năm thứ hai đại học ở Úc, tôi đã làm công việc kỹ sư cơ khí bán thời gian ở công ty hiện tại, và đó là cánh cửa cho công việc toàn thời. Tôi thật sự đã rất may mắn.” Andrea nói.

Ngược lại, Audrey học xong năm 2009, có bằng cử nhân kinh doanh và thạc sĩ kế toán tại Đại học Kỹ thuật Sydney UTS, phải mất rất nhiều tháng để tìm được một việc làm phù hợp.

“Thực sự khó khăn... Có rất nhiều kế toán ngoài kia. Tôi phải  cạnh tranh với những người có nhiều kinh nghiệm”, Audrey nói.

Nhiều người tốt nghiệp ngành kế toán, kinh doanh và Công nghệ Thông tin sẽ có trải nghiệm tìm việc tương tự Audrey, vì nhóm ngành này cung đang nhiều hơn cầu, Giáo sư Hawthorne nói.

Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn bởi “các cơ sở đào tạo bất chính” trong khu vực tư nhân, đào tạo nghèo nàn và cho ra trường những khóa sinh viên chất lượng kém, bà Hawthorne nói tiếp.

Chính phủ đã phải thay đổi chính sách, theo đó chỉ những người tốt nghiệp cử nhân hay trình độ cao hơn mới có cơ hội có visa làm việc sau khi tốt nghiệp.

Úc mong muốn đem công nhân ngoại quốc có tay nghề cao vào để giảm áp lực trong việc đầu tư tạo kỹ năng ngay tại địa phương, Giáo sư Xã hội học Andrew Jakubowicz từ UTS cho phóng viên Fairfax Media biết.

Và "Lịch sử chứng minh... Úc cũng đã lãng phí kỹ năng của người di dân tay nghề của mình rất nhiều”, ông Andrew nói.

Úc đang lãng phí chuyên môn của người di dân

7/10 người di dân đến Úc sau năm 2010 có trình độ đại học, so với chỉ 4/10 người đến trước năm 2001, dữ liệu của ABS cho thấy.

“Chúng ta có được những gì tốt nhất”, Jock Collins, giáo sư ngành kinh tế xã hội ở UTS Business School nhận xét.

Những người di dân được lựa chọn vì trình độ đại học của họ, nhưng “trong quá nhiều trường hợp, các nhà nhân dụng tiềm năng không công nhận các bằng cấp này một khi họ đang ở Úc.”

“Chuyện nghịch lý là người có chuyên ngành y tế, tiến sĩ và những người di dân có trình độ học vấn cao khác đang lái xe taxi để kiếm sống hoặc phải làm việc lao động phổ thông thật đáng buồn, nhưng lại rất đúng thực tế hôm nay”, Giáo sư Collins nói với Sydney Morning Herald.
20151106001196175865-original_800x600.jpg
Người di dân có bằng đại học đến sau năm 2010 chiếm 5% lực lượng lao động có trình độ đại học, nhưng chiếm đến 12%  nhóm lao động phổ thông tại Úc, theo số liệu của ABS.
"Lịch sử chứng minh... Úc cũng đã lãng phí kỹ năng của người di dân tay nghề của mình rất nhiều”, Giáo sư Jakubowicz
Cũng nghiên cứu gần đây nhất cho thấy người di dân mới đến có bằng đại học đông gấp đôi so với những người sinh ra ở Úc.

“Đây là một kiểu thất bại của thị trường nhân dụng”, Giáo sư Collins nói.

Và sự thất bại này làm tổn thương đến sự phát triển nghề nghiệp của người di dân, và làm cho nền kinh tế Úc kém năng suất và thiếu sáng tạo, nhưng rồi chính những người di dân thường bị đổ lỗi cho các vấn đề kinh tế, ông nói.

Ngay cả khi người di dân cố gắng để nâng cao kỹ năng của họ, hoặc bằng cấp và trình độ ở ngoại quốc được công nhận, họ vẫn đối mặt với nhiều trở ngại, vì vẫn phải làm công việc lao động phổ thông khi đi học thêm, ông Stephen Castles, Chủ tịch Nghiên cứu Xã hội học tại Đại học Sydney cho biết.

“Sau đó, rất khó cho họ để tìm được một công việc phù hợp với trình độ chuyên môn, vì họ chỉ toàn làm công việc lao động phổ thông trước đó”, Giáo sư Castles nói.

“Cũng như vậy với sinh viên quốc tế, có thể những người này có tấm bằng cử nhân được công nhận, và đến Úc học thạc sĩ hoặc tiến sĩ, nhưng trong khi đi học, những người này cũng chỉ làm công việc lao động phổ thông.”

Tuy nhiên, Giáo sư Hawthorne nói chương trình di dân có tay nghề cao của Úc là sự ghen tị của các nền kinh tế tiên tiến khác.

“Nhìn ra thế giới, Úc mang về kết quả phi thường”, Giáo sư Hawthorne nói.

“Không hoàn hảo, nhưng phi thường”.

Share
Published 25 July 2016 4:14pm
Updated 25 July 2016 4:23pm
By Trinh Nguyen
Source: Fairfax Media, Sydney Morning Herald

Share this with family and friends