Du học sinh Việt Nam 'bị chính đồng hương bóc lột'?

Bốn sinh viên Việt Nam kể cho hai phóng viên Loretta Florance và Ashlynne McGhee của chương trình Story Hunters của đài ABC nghe họ bị bóc lột thế nào khi đi làm thêm trong lúc du học ở Úc.

ABC Story Hunters Loretta Florance and Ashlynne McGhee talk to students.

ABC's Story Hunters Loretta Florance and Ashlynne McGhee talk to the students. Source: TV Grab

Các phóng viên của Story Hunters đã vào hai diễn đàn sinh viên trên Facebook và hỏi là các bạn làm việc trong lúc học ở Úc như thế nào.

Chỉ trong ba ngày đã có khoảng 60 sinh viên trả lời và hơn 500 sinh viên tham gia hai mà đa số cho biết họ được trả dưới mức lương tối thiểu.

Bốn sinh viên tên Chi, Daniel, Vincent và Darren chịu cho các phóng viên phỏng vấn với điều kiện được ẩn danh.

là một chương trình phóng sự mới của đài ABC, chuyên điều tra những chuyện do khán giả yêu cầu, có thể coi trên abciView.

Đối với nhiều sinh viên Việt Nam giao tiếp bằng tiếng Anh giọng Úc là một trở ngại khá lớn vì ở nhà họ học theo giọng Mỹ là chính.

Darren nhớ lại hồi mới qua em không kêu được món ăn trong KFC vì hai bên không hiểu nhau, và trải nghiệm đó đã làm cho em mất tự tin.

Nhưng Darren cần phải làm việc kiếm tiền để trang trải cho cuộc sống, thế là em đến các nhà hàng Việt Nam xin làm bồi bàn và được trả $12/giờ.

"Em nghĩ khi mình có thể nói chuyện tiếng Việt với chủ tiệm, họ sẽ đối xử với em tốt hơn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại," Darren nói.

"Khi thấy em nói tiếng Việt họ lạ̣i bắt nạt em vì nghĩ rằng em không rành tiếng Anh để có thể trình báo điều gì."

Còn Vincent thì nghĩ rằng các chủ shop Việt mặc nhiên nghĩ rằng các sinh viên sẽ chấp nhận lương dưới mức tối thiểu bởi tiền lương ở Việt Nam còn thấp hơn vậy nhiều.

 "Họ nói với em, 'cháu nên vui vì thử nghĩ ở Việt Nam cháu sẽ kiếm được bao nhiêu, trong khi coi chúng tôi bây giờ trả cho cháu bao nhiêu," Vincent kể.

Không biết có đọc được những bình luận của sinh viên hay không nhưng một số chủ shop đã quảng cáo ngay trong các diễn đàn của sinh viên trên Facebook với tiền lương là $10/giờ.
Lương tối thiểu theo luật định: 21 tuổi+: Căn bản $17.70/giờ - Casual $22.12/giờ 20 tuổi: Căn bản $17.29/giờ - Casual $21.61/giờ 19 tuổi: Căn bản $14.60/giờ - Casual $18.25/giờ 18 tuổi: Căn bản $12.09/giờ - Casual $15.11/giờ Nguồn: Fair Work Ombudsman
Chi làm cho một lò bánh mì của người Việt với mức lương $8/giờ.

"Đa số chúng em làm việc cho chủ Việt kiều, nhưng hiếm khi nào được trả $12 một giờ nếu như không có kinh nghiệm. Thường chỉ trong khoảng $8-$10 thôi", Chi nói.

Nhưng không phải lương thấp mà cách đối xử của chủ nhân đã làm cho cô sinh viên mới đến Úc được 4 tháng bị sốc.

Chi cho biết hễ nhận được điện thoại của chủ là phải đi làm, làm suốt 12 tiếng không có giờ nghỉ trưa, và nói em thường xuyên bị chủ la mắng.

"Em không thể nói chủ nhân Việt kiều nào cũng vậy, nhưng rõ ràng em không phải là trường hợp cá biệt, và người chủ này cũng không phải là cá biệt."

"Nhiều sinh viên Việt Nam cũng trải nghiệm như vậy," Chi nói.

Việc làm đầu tiên của Daniel khi qua Úc là trong một nhà hàng Thái với $9/giờ.

"Em không biết phải trình báo thế nào và các nhân viên khác cũng được trả giống như vậy nên em nghĩ là bình thường."

Phản ứng trước tin này có độc giả bình luận trên ABC rằng họ sẽ "tẩy chay các tiệm ăn Việt" để phản đối.

Nhưng có độc giả quả quyết tình trạng này nói chung xảy ra cho giới trẻ ở Úc, không cần biết du học sinh hay dân địa phương, "con nít thường bị giới chủ nhân bóc lột".

Một cuộc khảo sát của Phân khoa Kinh doanh của Đại học Sydney tìm thấy 60% du học sinh quốc tế được trả lương dưới mức tối thiểu.

"Không chỉ là ăn cắp tiền lương của sinh viên mà các chủ shop đã tính toán và nhận ra rằng khó mà bắt gặp họ phạm luật," tác giả của cuộc khảo sát Stephen Clibborn nói.

Nhiều chính phủ liên tiếp đã cắt giảm ngân sách của ủy viên giám sát công bằng nơi làm việc, Fair Work Ombudsman.

Nhưng vụ tai tiếng trả lương dưới mức tối thiểu của 7-Eleven vẫn còn được chú ý nên Tổng trưởng Nhân dụng, Michaelia Cash, đã hứa sẽ tài trợ thêm $20 triệu trong vòng 4 năm. 

Điều đáng chú ý trong cuộc khảo sát của Clibborn là không một sinh viên nào biết đến  (Fair Work Ombudsman).

Theo cuộc khảo sát, các sinh viên cũng lo ngại bởi vì nếu có một cuộc điều tra được mở ra thì Bộ Di trú sẽ được thông báo số giờ sinh viên đó đã làm có quá qui định hay không, nếu quá 40 giờ mỗi hai tuần thì có thể bị hủy visa.

 


Nếu nghĩ rằng mình đang bị chủ nhân bóc lột, bạn có thể nói chuyện với qua số điện thoại 13 13 94.

khuyên các sinh viên hãy ghi lại số giờ làm việc và giấy trả lương/tiền mặt được trả để hỗ trợ cho các cuộc điều tra, và cam kết rằng nếu bạn hỗ trợ cho cuộc điều tra, họ có thể liên lạc với Bộ Di trú để bảo đảm visa của bạn không bị ảnh hưởng.


Share
Published 18 July 2016 4:12pm
Updated 5 June 2017 7:22pm

Share this with family and friends