Dự đoán việc đánh thuế lên nhựa sẽ giúp đối phó tình trạng khủng hoảng rác thải nhựa

Một phúc trình mới đã chỉ ra những vấn đề mà Úc đang phải đối mặt trước tình trạng quá tải rác thải sau khi Trung Quốc ra luật cấm nhập khẩu rác thải từ nước ngoài.

A national plastic tax may become a short-term solution to the growing waste problem

A national plastic tax may become a short-term solution to the growing waste problem Source: AAP

Một nghiên cứu về tài chính toàn cầu đã dự đoán, nước Úc sẽ cần đánh thuế trên các sản phẩm nhựa để hạn chế các vấn đề do quá tải rác thải gây nên.

Phúc trình này được thự hiện bởi công ty quản lý tài sản toàn cầu Credit Suisse đã tìm hiểu được những hạn chế trong việc xuất khẩu rác thải đã có tác động khổng lồ lên nước Úc, đồng thời cảnh báo về tình trạng ‘quá tải rác thải’.

Trước đó, Úc đã cho xuất khẩu khối lượng lớn rác thải tái chế đến Trung Quốc, tuy nhiên gần đây chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt các tiêu chuẩn về vấn đề ô nhiễm của họ, và ban hành luật cấm nhập khẩu 24 loại rác thải từ nước ngoài.

“Tính đến năm 2050, ngoài đại dương sẽ có nhiều rác hơn cả cá khi tính trên trọng lượng,” trong phúc trình có nhắc đến điều này, mô tả rằng các loại bao bì bằng nhựa là một trong những thách thức môi trường khủng khiếp nhất mà cả thế giới phải đối mặt.
plastic waste
India bans import of foreign plastic waste Source: AAP
Phúc trình dự đoán rằng chính quyền liên bang có thể cho áp dụng khẩn cấp trên nhựa nguyên chất, hoặc nhựa chưa qua sử dụng và chưa qua chế biến vào năm 2020, nhằm giải quyết những vấn đề kể trên.

Ngoài ra, phúc trình còn đề cập đến việc chính phủ có thể cần phải đặt thuế quan lên những sản phẩm nhựa nhập từ nước ngoài, ra lệnh cấm các sản phẩm nhựa dùng 1 lần, và áp dụng mức thuế ưu đãi lên những sản phẩm có chứa chất liệu tái chế.

Tiến sĩ Trevor Thornton, một giải viên tại Đại học Deakin ở Melbourne về quản lý các vật liệu nguy hiểm, đã cho biết rằng các cơ quan chức năng ở khắp đất nước có thể phải cam kết giảm thiểu số lượng nhựa dùng 1 lần tính đến năm 2025.

Tôi đoán rằng tất cả những ưu đãi hoặc thậm chí không ưu đãi về mặt kinh tế, là cách thực sự tích cực để làm điều đó, vì các doanh nghiệp vốn chỉ lắng nghe những điều này,” ông nói.

Những số liệu quốc gia thu thập gần đây nhất đã chỉ ra việc nước Úc thải ra khoảng 64 triệu tấn rác thải trong năm 2014-15.

Trong số đó, 54% được đưa vào tái chế, 4% được đưa vào tái tạo năng lượng và 42% được chôn xuống đất và đốt.
plastic waste
India bans import of foreign plastic waste Source: AAP
Vào năm 2016-17, Úc xuất khẩu hơn 4.2 triệu tấn vật liệu tái chế, với hơn 1.2 triệu tấn xuất sang Trung Quốc.

Trung Quốc đã sử dụng những vật liệu nhập khẩu đó, như là nhựa, hộp giấy để sản xuất ra những sản phẩm khác.

Tuy nhiên việc xiết chặt luật lệ của chính phủ Trung Quốc đã ảnh hưởng lên 99% số lượng vật liệu tái chết mà Úc cho xuất sang quốc gia này.

“Những vật liệu tái chế của chúng ta khá ô nhiễm, cho nên người Trung Quốc phải tốn khá nhiều thời gian và công sức để loại bỏ những thành phần ô nhiễm đó, chính vì vậy mà nó đội giá thành lên,” Tiến sĩ Thornton cho biết.

“Thế nên họ gần như nói là,’Chúng tôi không muốn lấy hàng từ phía các người nữa, vì chúng tôi đã có đủ rồi và không muốn nhận thêm những sản phẩm tái chế dơ bẩn này.’

“Các nước khác cũng đều phải xuôi theo rồi,” ông nói. “Chính vì vậy mà nước Úc rơi vào tình trạng có quá nhiều rác tái chế, mà không có thị trường nào để xuất đi, vậy rồi ‘chúng ta làm gì với nó đây?’ thực sự là một câu hỏi lớn.”

Tiến sĩ Thornton cho biết thêm rằng nước Úc cần phải thông minh hơn trong việc nghĩ ra cách để giải quyết vấn đề rác thải trước sự thay đổi của hoàn cảnh.
“Chúng ta phải phát triển thị trường, nơi mà các doanh nghiệp phải mua các sản phẩm tái chế và dùng nó để sản xuất ra sản phẩm, thay vì chỉ dùng nhựa nguyên chất và kim loại nguyên chất,” ông nói.

Phúc trình của Credit Suisse được thực hiện khi chính phủ đặt mục tiêu lên việc giảm thiểu rác thải, vốn được trông đợi sẽ công bố vào cuối năm nay.

Fairfax Media đã cho biết rằng nước Úc sẽ chuyển 80% chất thải khỏi việc chôn xuống đất dựa trên những thay đổi trong luật tính đến năm 2030.

Ngoài ra chính phủ còn nhắm đến mục tiêu giảm thiểu số lượng rác thải tính trên đầu người khoảng 10% vào năm 2030.

Vào tháng 9, Bộ trưởng Môi trường Melissa Price đã công bố mục tiêu mới về các sản phẩm bao bì trong nước, với 70% những bao bì bằng nhựa sẽ được tái chế hoặc ủ phân tính đến năm 2025.

Tất cả các loại bao bì cũng cần phải chứa trung bình 30% chất liệu tái chế tính đến năm 2025.

Giám đốc điều hành Hiệp hội quản lý rác thải của Úc, Gayle Sloan đã nói rằng tổ chức của bà rất ủng hộ những mục tiêu này.

“Tất cả những mục tiêu quốc gia này thực sự phù hợp với mục tiêu chung của từng tiểu bang,” bà nói. “Điều này đặt ra cho chúng tôi những mục tiêu quốc gia cụ thể để nhắm đến và đối với từng tiểu bang, họ phải tìm ra cách để thực hiện chúng.”

“Tuy nhiên thực ra chúng ta cần một bản đồ cụ thể, cần hỗ trợ vốn, và thiết lập những chiến lược để thực sự đạt được những mục tiêu đó, vì chúng ta đều biết là chỉ đặt ra mục tiêu khơi khơi thì không thể thực hiện được,” bà Sloan cho biết.

“Nó cần tất cả những kết cấu cơ sở hạ tầng làm nền để có thể thực hiện được những mục tiêu đó.”

Trong khi số lượng lớn rác thải cần được quản lý thường được thải ra từ các công ty lớn, bà Sloan cho biết rằng mỗi người Úc đều đóng vai trò quan trọng.
Recycling bins have become part of every Australian household
Source: AAP
“Tránh mua sắm những thứ mà quý vị không thực sự cần đến, những thứ bằng nhựa mà quý vị không cần, thì đừng mua chúng,” bà nói. “Họ có thể tránh không mua những thực phẩm mà họ không cần, vì chúng ta biết rằng rác thực phẩm thải ra sẽ chiếm 40% loại rác thải được chôn xuống đất, và quý vị có thể tiest kiệm được $6 một tuần từ hành động này.”

“Một khi quý vị giảm thiểu tối đa lượng rác thải của mình, khi đó quý vị hẵng nghĩ đến mình nên mua gì,” bà nói.

“Bắt đầu bằng việc mua những sản phẩm làm từ vật liệu tái chế, vì chính điều này sẽ tạo nên lượng cầu cho thị trường Úc dành cho những sản phẩm tái chế.”

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 19 November 2018 2:58pm
Updated 12 August 2022 3:41pm
By Tara Cosoleto, Minh Phuong

Share this with family and friends