Các doanh nghiệp trực tuyến đang dẫn đầu về hình thức này. Ví dụ giá cả với một số sản phẩm và dịch vụ như vé máy bay, phòng khách sạn và dịch vụ chia sẻ xe hơi Uber rất linh động. Có khi khách hàng nhận được một mức giá rất phải chăng, nhưng có khi họ phải trả cao hơn nhiều một chút so với mong muốn.
Cho đến nay, giá cả món hàng được quy định bởi luật cung và cầu, những người bán áp dụng một thuật toán để phát hiện sự gia tăng nhu cầu và tăng giá - theo logic cơ bản của thị trường. Nhưng những phát triển mới về trí thông minh nhân tạo đang thay đổi mối quan hệ căn bản giữa các nhà bán lẻ và khách hàng.
Bên cạnh yếu tố cung và cầu, điều quan trọng trong thị trường hiện này là mức giá tối đa mà quý vị sẵn sàng trả. Và tính toán đó không phải do chúng ta đưa ra, mà được thực hiện bởi một thuật toán.
Chào mừng đến với thế giới của mức giá năng động
Trong tương lai, quý vị có thể phải trả nhiều hơn những người khác cho cùng một món hàng. Hệ thống định giá tự động sẽ dựa vào các dữ liệu của khách hàng và sử dụng để dự đoán mức giá họ sẵn sàng trả.
Dữ liệu để định giá được thu thập từ các nguồn như thẻ khách hàng thân thiết, mã bưu điện hay tài khoản tín dụng của quý vị và kết hợp với nhiều yếu tố hành vi khác.Ví dụ như một chuyến đi Uber có thể đắt hơn cho một chuyến di chuyển giữa hai khu vực giàu có chẳng hạn (ví dụ một người di chuyển từ South Yarra tới Hawthorn ở Victoria). Hoặc, bạn có thể phải trả thêm tiền cho hành trình đến một khu vực nghèo hơn của thành phố, nơi mà các tài xế có thể cảm thấy do dự khi chở khách.
online shopping Source: Pixabay
Tương tự như vậy, các nhà bán lẻ trực tuyến đang bắt đầu sử dụng dữ liệu họ đã thu thập để xác định khách hàng có suy nghĩ như thế nào với những ưu đãi đặc biệt.
Sau đó, họ có thể điều chỉnh chiến lược giá cả phù hợp. Ví dụ, nếu, hành vi mua sắm trực tuyến của quý vị chỉ ra rằngquý vị không thích dành thời gian so sánh giá cả ở một mức giá nhất định, thì các công ty có thể tính toán điều này trong lần tiếp theo bạn tìm kiếm một mặt hàng.
Việc định giá kiểu này giống như một ván bài mà người chơi thường thua thiệt nhiều hơn so với nhà cái.
Việc này mang lại lợi ích cho người bán chứ không phải người mua, biến việc mua sắm thành một thứ giống như một phiên giao dịch với các máy đánh bạc.
Cũng giống như vậy, mức giá có thể được thiết kế để cung cấp cho khách hàng một số món hàng mua sắm chính, ví dụ như bán một chiếc ti vi mới cho khách hàng với giá phải chăng, trong khi “đánh lận con đen” ở một thực tế là họ không để ý lắm về giá những sản phẩm nhỏ hơn như tai nghe hoặc cáp.
Câu hỏi mà các chuyên gia về bán lẻ đặt ra là liệu cách buôn bán này “có đạo đức”?
Về lâu dài, người tiêu dùng có thể sẽ là những người thua cuộc lớn nhất, bởi vì giá cả linh động được phát minh để thay đổi cách chúng ta mua sắm trong tương lai.
Các nhà tiên phong bán lẻ đầu tiên như John Wannamaker và Rowland Macy đã thể hiện sự phản đối về mặt đạo đức mà họ gọi là “sự kỳ thị giá hoặc thiên vị”.
Năm 2016, Amazon đã tiết lộ lý tưởng của mình về cửa hàng tạp hoá trong tương lai được gọi là Amazon Go, cửa hàng trình không có checkouts. Khách hàng đã đăng ký khi đăng nhập và tải xuống một ứng dụng để mua sắm. Cảm biến và máy ảnh sau đó sẽ phát hiện ra mỗi người mua chọn gì vào giỏ mua hàng và tự động thanh toán chúng khi họ rời khỏi cửa hàng.