Quyết định này đã bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chỉ trích mạnh mẽ và có nguy cơ gây ra xung đột với Anh, chỉ vài tuần sau khi London và Brussels ký kết một thỏa thuận thương mại.
“Chúng tôi đã trả tiền cho các công ty này để tăng sản lượng và bây giờ chúng tôi kỳ vọng họ sẽ giao hàng,” Phó chủ tịch Ủy ban EU Valdis Dombrovskis nói với các phóng viên.
“Biện pháp hôm nay đã được áp dụng với tính cấp thiết cao nhất. Mục đích là cung cấp cho chúng tôi ngay lập tức sự minh bạch đầy đủ... Và nếu cần, nó cũng sẽ cung cấp cho chúng tôi một công cụ nhằm bảo đảmviệc cung cấp vắc-xin.”
Biện pháp khẩn cấp dự kiến sẽ có hiệu lực trong sáu tuần, nhưng có thể được gia hạn cho đến ít nhất là cuối tháng Ba.
WHO cho biết động thái này là một phần của .
“Thật không hữu ích nếu bất kỳ quốc gia nào ở giai đoạn này áp đặt lệnh cấm xuất cảng hoặc không cho phép vận chuyển tự do các thành phần cần thiết để sản xuất vắc-xin, chẩn đoán và các loại thuốc khác được cung cấp cho toàn thế giới,” bà Mariangela Simao thuộc WHO cho biết.
Kế hoạch của EU chỉ áp dụng cho những vắc xin COVID-19 được chi trả bởi các thỏa thuận mua trước giữa các công ty dược phẩm và Ủy ban Âu Châu.
Các công ty này ở EU sẽ phải xin giấy phép xuất cảng vắc-xin dành cho các nước ở ngoài khối, và xuất trình hồ sơ xuất cảng của họ trong ba tháng trước đó.
Phản hồi thường sẽ được đưa ra trong vòng 48 giờ, nhưng có thể lâu hơn nếu cần thiết.
Hầu hết các quốc gia không thuộc EU nhưng nằm ở Âu Châu, chẳng hạn như Thuỵ Sĩ, các quốc gia vùng Balkan hay Công quốc Monaco, đều được miễn trừ khỏi biện pháp này.
Nhưng Anh, vốn đã tách khỏi EU hồi năm ngoái, thì không.
Brussels đã tranh cãi dữ dội với AstraZeneca trong tuần này, cáo buộc công ty vi phạm hợp đồng bằng cách trì hoãn việc giao vắc-xin cho các chính phủ EU, trong khi vẫn duy trì đều đặn theo thỏa thuận mà họ đã ký trước đó với Anh.
Thế nhưng Ủy viên Y tế Stella Kyriakides nhấn mạnh: “Chúng tôi không tự bảo vệ mình trước bất kỳ quốc gia cụ thể nào. Và chúng tôi không cạnh tranh hay chạy đua với bất kỳ quốc gia nào.”
Dữ liệu trong ba tháng trước đó có thể sẽ tiết lộ liệu AstraZeneca có thực sự chuyển vắc-xin đến Anh quốc từ các nhà máy của họ ở Âu Châu hay không.
Giới hữu trách Bỉ hôm thứ Năm đã khám xét một nhà máy AstraZeneca ở miền nam nước Bỉ theo yêu cầu của Ủy ban Âu Châu. Dữ liệu thu giữ đang được phân tích.
Thêm thông tin và cập nhật Like
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại