Gia đình Bình Thuận vượt biên đang chờ UNHCR xét tư cách tị nạn

Tin mới nhất cho hay 18 người bao gồm phụ nữ và trẻ em vượt biên bằng thuyền đã được đưa vào trung tâm giam giữ của chính phủ Indonesia trong khi chờ đợi Cao Ủy Tị Nạn LHQ xét đơn xin tị nạn chính trị.

Đoàn người vượt biên từ Bình Thuận bị đưa về trại giam

Đoàn người vượt biên từ Bình Thuận bị đưa về trại giam Source: Supplied

, nhà hảo tâm người Úc lâu nay giúp cho gia đình các phụ nữ quê ở Bình Thuận này, cho Quốc Vinh của SBS biết hoàn cảnh hiện thời của họ.

Shira Sebban: Tin mới nhất mà chúng tôi nhận được là hai gia đình này đã được UNHCR phỏng vấn hai lần. Trong lần phỏng vấn đầu tiên họ được công nhận là những người tầm trú (Asylum Seeker). Họ gồm có 18 người (12 trẻ em và 6 người lớn). Cuộc phỏng vấn thứ hai để quyết định có được công nhận tư cách tị nạn (Refugee Status) hay không và hiện vẫn chưa có câu trả lời. Họ đang chờ đợi và chúng tôi không biết họ sẽ phải chờ đợi bao lâu. Tiến trình này thường mất khá nhiều thời gian. Sau khi cuộc phỏng vấn thứ hai với UNHCR, họ bị Bộ di trú của Indonesia đưa vào trung tâm giam giữ ở Jarkata.

Quốc Vinh SBS: Trước đó họ đã ở đâu thưa bà?

Shira Sebban: Họ đã ở nhiều nơi khác nhau sau khi được chính quyền Indonesia cứu sống, lúc thuyền của họ đập vào ghềnh đá ở Java, Indonesia vào tháng Hai. Họ đã ở trong một nhà nghỉ, với số tiền mà chúng tôi đã xin được vào năm ngoái cho họ.

Sau đó, một gia đình hảo tâm người Úc giúp đỡ họ vài ngày. Thế nhưng rồi không ai trong số chúng tôi có thể giúp đỡ họ thêm nữa. Bộ di trú Indonesia tiếp tục hỗ trợ cho họ.

Tôi nghĩ rằng họ nhận được một số tiền từ Cơ quan Di dân Quốc tế (IOM). Số tiền đó đủ để họ sống tạm trong các nhà trọ, rồi chuyển đến một trung tâm hỗ trợngười Hồi giáo ở Sarang, bên ngoài Jakarta. Họ đã sống ở đó cho đến khi bị chuyển tới trung tâm giam giữ ở Jakarta.

Quốc Vinh SBS: Những người này đã được công nhận tư cách tầm trú, vậy họ có được nhận sự bảo vệ hay hỗ trợ nào của UNHCR?

Shira Sebban: Chúng tôi nghĩ rằng UNHCR đã có một số hỗ trợ cho họ và cả tổ chức IOM nữa. Những gia đình tầm trú người Việt này là những người rất dễ bị tổn thương, họ gồm phụ nữ và các em nhỏ. Chúng tôi hy vọng họ có thể rời khỏi các trại giam, bởi vì nơi này không phải là nơi ở phù hợp cho họ lâu dài.

Quốc Vinh SBS: Bà có nghĩ là việc sống trong trung tâm tạm giam như vậy an toàn hơn cho họ không?Shira Sebban: Vâng ở một khía cạnh nào đó, điều này tốt. Trung tâm giam giữ an toàn, sạch sẽ, có người trông nom họ. Thế nhưng nếu ở lâu dài thì không ổn, chúng ta không biết họ sẽ ở đó bao lâu để nhận được tư cách tị nạn. Thậm chí sau khi được công nhận tư cách tị nạn, cũng mất một thời gian dài để tìm ra một nước thứ ba nhận họ. Đây là một tiến trình rất mất thời gian. Tôi không nghĩ là việc sống trong trại giam suốt khoảng thời gian đó là một ý hay.
Tôi sẽ không bao giờ lên thuyền vượt biên, hay tìm cách đến Úc. Úc có một chính sách bảo vệ biên giới rất cứng rắn. Úc không cho phép bất cứ thuyền nhân nào được phép đặt chân lên đất Úc.
Quốc Vinh SBS: Chính phủ Indonesia đâu có trách nhiệm phải trông coi những người tầm trú Việt Nam này như vậy, nhưng họ đã làm.

Shira Sebban: Đúng vậy. Chính phủ Indonesia đã hành xử tử tế hơn chính phủ Úc trong trường hợp này. Chính sách của Úc luôn khó khăn hơn. Nếu họ đến Úc, chắc chắn họ đã bị trả về nước rồi, và chính phủ Việt Nam sẽ trừng phạt họ nghiêm khắc hơn nữa. Với tội danh này, tôi được biết họ có thể ngồi tù 15 năm, sau khi vượt biên lần thứ hai trở về.

Trên thực tế là chính phủ Indonesia sẽ không gửi trả họ về Việt Nam, một khi UNHCR đã phỏng vấn các gia đình này và cho họ tư cách tầm trú nhân.

Giờ đây họ sẽ sống trong trung tâm giam giữ cho đến khi UHNCR quyết định số phận của họ.

Nếu họ được công nhận tư cách tị nạn, chính phủ Indonesia sẽ không trả họ về Việt Nam. Nhưng nếu họ bị từ chối tư cách tị nạn, họ có thể bị rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm, vì chính quyền Indonesia hoàn toàn có thể gửi họ về Việt Nam.

Chúng ta có thể an tâm là với tư cách tầm trú nhân tạm thời này, cho đến nay họ vẫn an toàn.

Quốc Vinh SBS: Trong quá khứ đã từng có một vài trường hợp, chính phủ Việt Nam gây áp lực với chính quyền địa phương để buộc họ phải gửi trả những người vượt biên bất hợp pháp về nước. Cho nên trong trường hợp này, những người vượt biên Việt Nam chưa chắc đã an toàn, ví dụ cách chính phủ Úc đã làm trước đây?

Shira Sebban: Chính phủ Việt Nam và Úc đã ký kết một cam kết. Vào tháng 12 năm ngoái, đã có một đồng thuận chính thức được ký kết giữa hai chính phủ, cho phép trả 130 người tầm trú tại Úc về nước.

Chính phủ Úc chắc chắn sẽ làm như vậy. Còn chính phủ Indonesia, tôi không chắc lắm họ có làm vậy không. Tôi chỉ  hy vọng các gia đình từ Bình Thuận này sẽ được công nhận tư cách tị nạn và được một nước thứ ba nhận, và có thể bắt đầu một cuộc sống mới.

Tôi đang lo ngại là tiến trình này sẽ rất lâu dài, và các em nhỏ sẽ không được đi học trong thời gian này. Số tiền mà chúng tôi quyên góp được để cho các em nhỏ học hành đã dùng hết. Đây là điều khiến tôi buồn nhất.

Tôi không nghĩ rằng các em sẽ được học hành tử tế trọng trại giam. Tôi đang tìm một giải pháp nào đó, tôi cho rằng những đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ và trẻ em không nên bị nhốt trong các trung tâm giam giữ tại Indonesia.

IMO cung cấp các dịch vụ bảo vệ, chỗ ở, thức ăn cho người di dân, thế nhưng họ phải may mắn lắm mới nhận được hỗ trợ. Tôi mong họ nằm trong số những người may mắn đó, bởi vì có rất nhiều trẻ em, phụ nữ, những người dễ bị tổn thương cũng đang chờ đợi trong trại giam, giống với hoàn cảnh của họ.
_95496015_17467916_10154960919595211_803816916_n.jpg?itok=iaXZ5njb&mtime=1491635404

Quốc Vinh SBS: Theo như tôi biết thì những người vượt biên xem chừng biết rất ít về tiến trình xin tị nạn. Họ có thể phải chờ đợi trong nhiều năm để được ra khỏi trung tâm giam giữ và đi nơi khác?

Shira Sebban: Đúng vậy. Họ đã rất dũng cảm, tôi không nghĩ mình có thể làm như họ. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết họ tìm cách vượt biên lần thứ hai trên một chiếc tàu khác, rời Việt Nam, dù biết rằng những gì đã từng xảy ra với bản thân trong lần đầu tiên.

Chị Trần Thị Lụa bị tuyên án 30 tháng tù giam về tội tổ chức vượt biên hồi năm ngoái. Còn chị Trần Thị Thanh Loan bị tuyên phạt 36 tháng tù giam.

Hai người phụ nữ vô cùng lo sợ cho hoàn cảnh của con cái họ. Họ có thể bị đánh đập, trừng trị vì đã liên lạc với những người giúp đỡ ở ngoại quốc như tôi. Cuộc sống của họ trong nhà tù Việt Nam hứa hẹn những điều chắng sáng sủa gì.

Quốc Vinh SBS: Là một người lâu nay đã giúp đỡ họ, bà có thông điệp gì gửi đến những phụ nữ này, hay những người đang có ý định vượt biên giống như họ?

Shira Sebban: Tôi sẽ không bao giờ lên thuyền vượt biên, hay tìm cách đến Úc. Úc có một chính sách bảo vệ biên giới rất cứng rắn. Úc không cho phép bất cứ thuyền nhân nào được phép đặt chân lên đất Úc. Do đó, bạn sẽ bị trả về quê nhà của mình, hoặc bị tống vào trung tâm thanh lọc người tị nạn ở Nauru.

Tôi gặp gỡ những người tầm trú trong trung tâm Villawood (Sydney) mỗi tuần. Tôi nhìn thấy hoàn cảnh sống của họ thế nào. Do đó tôi rất buồn khi gia đình Việt Nam này nỗ lực lần thứ hai để đến Úc và rơi vào hoàn cảnh bị giam giữ ở Indonesia. Tôi thấu hiểu rằng cuộc sống của họ bị đe dọa ở Việt Nam. Họ sẵn sàng bỏ mạng ngoài khơi thay vì sống ở Việt Nam. Đó là một hoàn cảnh hết sức nan giải.

Do đó họ cam tâm làm vậy, dù phải đánh đổi mạng sống của những đứa con nhỏ. Tôi hy vọng họ có thể sống được trong trung tâm giam giữ của Indonesia, chờ đến ngày một nước thứ ba chấp nhận họ.





Share
Published 8 April 2017 7:44pm
Updated 9 April 2017 10:57am
By Quốc Vinh

Share this with family and friends