Woolworths đang bị cảnh báo phải dừng kinh doanh thương hiệu cá ngừ đóng hộp Greenseas, sau một cuộc khảo sát cho thấy đây là công ty cá ngừ đóng hộp duy nhất vẫn còn sử dụng phương pháp FADs để đánh bắt cá, đây là một phương pháp không bền vững và hủy hoại môi trường.
FADs là phương pháp đánh bắt cá bằng cách sử dụng thiết bị tập hợp cá do con người tạo ra để thu hút các loài cá biển như cá mập, cá ngừ và cá mahi (cá heo) chui vào lưới. Các thiết bị này thường gồm phao gắn dưới đáy biển, nối với các khối bê tông lớn.
FADs hoạt động như một nam châm, thu hút một loạt các loài cá vào lưới, kể cả rùa biển, cá mập và cá đuối. Phương pháp này hủy hoại môi trường biển trầm trọng, đồng thời khiến các chuyên gia lo ngại về việc đánh bắt quá mức, bao gồm những loại cá nhỏ chưa đủ trọng lượng săn bắt.
Trong bản đánh giá chất lượng những loại cá ngừ đóng hộp mới nhất, nhóm các nhà bảo vệ môi sinh Úc Greenpeace đã xếp Greenseas vào vị trí cuối bảng vì một số nguyên nhân chủ chốt, bao gồm sự thiếu minh bạch về các chính sách đánh bắt cá bền vững, phương pháp khai thác.Nhiều cảnh quay từ trực thăng trên cao cho thấy hàng trăm con cá mập bị chết do công ty Trung Quốc Pingtan Marine Enterprise khai thác cá ngoài khơi bờ biển Đông Timor là ví dụ mới nhất về một cuộc chiến về môi trường, đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến vùng biển của Úc.
Tuna rating Source: Greenpeace
Nhà vận động môi sinh thuộc tổ chức Greenpeace là Nathaniel Pelle cho biết:
"Greenseas là công ty đầu tiên cam kết rằng sẽ không áp dụng cá biện pháp FAD, đánh bắt cá bằng phương pháp hủy hoại môi sinh, nhưng công ty này hiện nay là nơi duy nhất không tuân theo tuyên bố của mình”.
"Greenseas không cung cấp được bằng chứng nào cho thấy họ có thể toàn quyền kiểm soát nguồn cung ứng hoặc nơi đánh bắt cá của họ, điều này có nghĩa là người tiêu thụ không thể biết chắc chắn công ty này đánh bắt cá ở đâu và cách thức của họ”.
Tổ chức môi sinh Greenpeace đã xếp Fish4Ever, John West và Safcol vào danh sách ba công ty hàng đầu trong việc tuân thủ các phương thức đánh bắt phù hợp và kêu gọi khách hàng không nên mua cá ngừ đóng hộp hiệu Greenseas và Sole Mare, dựa trên các tiêu chí minh bạch, nhãn mác và nguồn gốc các loài cá ngừ được sử dụng.
Greenseas từng thông báo vào năm 2012 rằng công ty này chỉ cung cấp cá ngừ không sử dụng phương pháp FAD kể từ năm 2015. Sau đó, chủ sở hữu của của thương hiệu này là Heinz đã kết hợp với công ty đa quốc gia Kraft của Hoa Kỳ để thành lập thương hiệu chung Kraft Heinz.
Phát ngôn nhân của Kraft Heinz cho biết công ty này đã nỗ lực mua cá ngừ không dùng phương pháp FAD nhưng đã gặp vấn đề về nguồn cung cấp.
"Bây giờ chúng tôi đã thực hiện xong các thoả thuận cần thiết và tất cả các đơn đặt hàng được đặt từ ngày 1 tháng 7 năm 2017 sẽ không sử dụng phương pháp FAD".
"Chúng tôi hiện đang trong quá trình thiết kế lại nhãn mác để quảng bá sự thay đổi này, và người tiêu thụ có thể thấy các mặt hàng mới của chúng tôi trên kệ siêu thị trong vòng một vài tháng kể từ tháng 7 năm 2017".
Nhà vận động môi sinh thuộc tổ chức Greenpeace Nathaniel Pelle cho biết tin tức ày không ảnh hưởng đến bảng xếp hạng vì hành động này đã quá muộn 1 năm rưỡi so với lời hứa và không có bằng chứng nào cho thấy công ty sẽ thực hiện nghiêm túc cam kết thứ hai này.Phát ngôn nhân của Woolworths không trực tiếp bình luận về bảng xếp hạng này, ngoài việc yêu cầu các nhà cung cấp phải "tuân thủ tất cả luật liên quan và sẽ hỗ trợ các các nhà cung cấp tuân thủ các quy định đạo đức đối với vấn đề an toàn, môi sinh và các điều kiện làm công bằng tại nơi làm việc."
Greenseas Tuna Source: Greenseas website
Mặc dù công ty Sole Mare tuyên bố cá ngừ của họ không sử dụng phương pháp FAD, Sole Mare vẫn bị xếp áp chót bảng xếp hạng của Greenpeace, trước Greece 1 hạng. Tổ chức bảo vệ môi sinh Greenpeace cho rằng Sole Mare không công khai cung cấp một chính sách bền vững và hầu hết các dòng sản phẩm của thương hiệu này là cá ngừ vây vàng, sinh sống trong một số khu vực bị đánh bắt quá mức.
Ông Pelle khẳng định thương hiệu ở Úc đã đi một chặng đường dài trong vài năm qua để cải thiện việc minh bạch nguồn gốc và cam kết thực hiện các hoạt động đánh bắt bền vững.
Trên khắp thế giới, nhiều môi trường sống của cá ngừ thương mại bị suy giảm do quản lý kém, đánh bắt bất hợp pháp và sử dụng các phương pháp đánh bắt lãng phí và hủyhoại như FADs.
Báo cáo mới nhất về trữ lượng cá của Tổ chức Thủy sản Bền vững Quốc tế cho thấy cá ngừ vây xanh và cá ngừ mắt to và cá ngừ vây vàng (ở một số vùng biển) bị đánh bắt quá mức.
Tuy nhiên, hầu hết các nhãn hiệu cá ngừ đóng hộp sử dụng giống skipjack tuna- hày còn gọi cá ngừ có vằn đen, được đánh bắt chủ yếu trên bề mặt bằng lưới vây .
Fairfax Media đã phát hiện ra rằng giá cả của cá ngừ đóng hộp không phản ánh được phương pháp đánh bắt nào đã được sử dụng.
Chẳng hạn, một hộp 95 gram cá ngừ Greenseas có giá $2. Các thương hiệu của Coles và Woolworths được xếp hạng cao hơn về các chính sách đánh bắt cá bền vững, phương pháp khai thác nhưng có giá rẻ hơn chỉ 70 xu.
Sản phẩm của John West cũng có giá 2 đô la. John West đã leo từ vị trí thứ năm đến thứ hai trong danh sách của Greenpeace.
Patrick Caleo thuộc Hội đồng Quản lý Đánh bắt hải sản cho biết, khi người tiêu dùng mua một sản phẩm hải sản có tem MSC, họ có thể yên tâm rằng công ty này đã thực hiện cam kết của mình trong việc đánh cá bền vững thông qua một quy trình vững chắc và minh bạch.
"Có khoảng 937.000 tấn cá ngừ được chứng nhận hàng năm trong chương trình MSC, chiếm khoảng 18% tổng số hải sãn đánh bắt tự nhiên", ông nói.