'Xã hội công nhân là khách': Kêu gọi những thay đổi lớn trong hệ thống di dân của Úc

Một báo cáo mới từ Viện Grattan nói rằng việc cải thiện quy trình "lỗi thời" trong visa di dân tay nghề có thể giúp giải quyết nhiều thách thức lớn mà Úc phải đối mặt.

People at Sydney airport in front of an electronic billboard that reads: 'There's no place like home'     SYD

Net migration to Australia plummeted during COVID-19, as borders snapped shut. Credit: James D. Morgan/Getty Images for Sydney Airport

KEY POINTS
  • Một báo cáo mới đã kêu gọi những thay đổi lớn trong hệ thống di dân của Úc.
  • Viện Grattan muốn tất cả những người di dân kiếm được 85.000 đô đủ điều kiện ở lại đây vĩnh viễn.
  • Viện này nói rằng hệ thống di dân của Úc "lỗi thời".
Một báo cáo mới cho biết hệ thống di dân của Úc cần những thay đổi sâu rộng để ngăn chặn đất nước này trở thành một "xã hội công nhân là khách" và lãng phí lợi ích của lao động ngoại quốc có tay nghề cao.

Viện Grattan cảnh báo các yêu cầu khắt khe về visa đang khiến Úc trở nên kém hấp dẫn hơn đối với những "tài năng di động toàn cầu" trẻ tuổi, trong khi phụ thuộc quá nhiều vào những người lao động có tay nghề thấp, đang cắt giảm lương và dẫn đến tình trạng bóc lột.

Phúc trình này sẽ được đệ trình lên một cuộc điều tra của quốc hội về hệ thống di dân của Úc, kêu gọi chính phủ liên bang nhắm mục tiêu đến những di dân "tốt nhất và sáng giá nhất" trên thế giới để cải thiện tốc độ tăng trưởng chậm chạp và tạo thuận lợi cho con đường hướng tới nền kinh tế không phát thải của Úc.

Điều đó bao gồm bãi bỏ các chương trình ưu tiên người di dân lớn tuổi và hợp lý hóa một hệ thống mà phúc trình này cho là ngăn cản những người di dân có thu nhập cao ở lại lâu dài.
Brendan Coates, giám đốc chương trình chính sách kinh tế của Grattan, cho biết các quy tắc "phức tạp... đã lỗi thời" của Úc đã không bắt kịp với nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng và đang gây ra sự chậm trễ trong quá trình xử lý.

"Hệ thống này không thích hợp với thế giới ngày nay. Chúng ta không nên nhắm mục tiêu visa vĩnh viễn, cho phép mọi người ở lại trong nhiều thập niên, trong tình trạng thiếu hụt có xu hướng kéo dài một hoặc hai năm," ông nói với SBS News.

"Rất nhiều nghề nghiệp mới nổi mà chúng ta cần đào tạo kỹ năng, chẳng hạn như an ninh mạng, thậm chí thường không được [Nha Thống kê Úc] phân loại là nghề nghiệp, vì những công việc này quá mới."

'Một hệ thống đơn giản hơn rất nhiều'

Cốt lõi trong các khuyến nghị của Viện Grattan là những thay đổi đáng kể đối với visa do nhà nhân dụng bảo lãnh.

Visa cho di dân có tay nghề tạm thời hiện chỉ dành cho người lao động trong một số ngành nghề nhất định, miễn là họ kiếm được ít nhất 53.900 đô la một năm.

Viện Grattan đang khuyến nghị cho phép bất kỳ nhà nhân dụng nào cũng có thể bảo lãnh thường trú cho người lao động di dân với mức lương hơn 85.000 đô la / năm, đồng thời cho phép tất cả những người di dân kiếm được trên 70.000 đô la / năm đủ điều kiện có visa bảo lãnh tạm trú.

“Chuyển sang một thế giới nơi chúng ta lựa chọn những người di dân có tay nghề cao dựa trên mức lương họ kiếm được sẽ dẫn đến một hệ thống đơn giản hơn nhiều, điều đó thực sự phản ảnh tốt hơn liệu các kỹ năng của mọi người có giá trị hay không,” ông Coates nói.
Copy of 2 LINE TEMPLATE GRAPHS AND STATS (3).png
Graph showing decline in net migration during COVID-19.
Ông Coates nói rằng hệ thống mà Viện Grattan ước tính sẽ tăng ngân sách của Úc thêm 125 tỷ đô la trong ba thập niên, sẽ mang lại sự chắc chắn cho cả hai bên; các nhà nhân dụng sẽ biết mức lương 85.000 đô la giúp giữ chân người lao động mà họ muốn, trong khi người lao động sẽ có con đường rõ ràng để trở thành thường trú nhân.

Phúc trình cho thấy những người di dân kiếm được hơn 70.000 đô la khi đến "có xu hướng tăng lương nhiều" theo thời gian. Nhưng những người kiếm được dưới ngưỡng đó có xu hướng trì trệ trong các lĩnh vực thu nhập thấp, kỹ năng thấp, nơi việc bóc lột diễn ra phổ biến hơn nhiều.

Mặc dù nhận thấy hệ thống tính điểm (points-tested) cho visa đang "nói chung có hiệu quả", báo cáo kêu gọi chú trọng hơn vào các kỹ năng của những người nộp đơn thứ cấp - vợ/chồng và các thành viên gia đình - những người được cho là chiếm "khoảng một nửa" số lượng visa tay nghề thường trú được cấp hàng năm.

“Có nhiều người nộp đơn hơn số lượng visa được cấp. Chúng ta nên ưu tiên những người còn độc thân hoặc những người trong một cặp vợ chồng mà cả hai đều có kỹ năng cao,” ông Coates nói.

Chương trình Đầu tư và Đổi mới Kinh doanh cũng sẽ bị bãi bỏ, báo cáo cho biết những người nhận chương trình này thường lớn tuổi hơn và kiếm được ít tiền hơn những người di dân được chủ lao động bảo lãnh.

'Xói mòn niềm tin'

Viện Grattan cũng cảnh báo việc mở rộng di dân tạm thời có tay nghề thấp để khắc phục tình trạng thiếu lao động sẽ cắt giảm lương cho những người Úc có thu nhập thấp, làm sâu sắc thêm tình trạng bóc lột trong các ngành phụ thuộc, và "làm xói mòn niềm tin của công chúng vào chương trình di dân của chúng ta".

Chính phủ Lao động đã cam kết sẽ có một y tá ở mỗi trung tâm chăm sóc người cao niên mỗi giờ trong tuần vào giữa năm 2023 và hy vọng chính sách di dân sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu đó.
Phúc trình chấp nhận nền kinh tế chăm sóc có thể yêu cầu tăng ngay lập tức lượng người di dân có tay nghề thấp. Nhưng kêu gọi chính phủ tăng lương trong lĩnh vực này, và cho đó là giải pháp duy nhất để khắc phục tình trạng thiếu hụt trong dài hạn.

"Bạn có thể muốn [tăng lượng người di dân] trong ngắn hạn, nhưng điều đó rất rủi ro. Bạn làm tăng nguy cơ bị bóc lột của những người lao động đó, bạn đối mặt nguy cơ cắt giảm tiền lương của lực lượng lao động trong nền kinh tế chăm sóc mà phần lớn là phụ nữ làm, bị trả lương thấp của Úc," ông Coates nói.

"Và bạn đưa chúng tôi đi xa hơn trên con đường trở thành một xã hội công nhân là khách."

Đồng hành cùng chúng tôi, Follow & Like 
Cập nhật tin tức mọi lúc mọi nơi tại 
Nghe SBS tiếng Việt trên trang mạng, hay trên ứng dụng SBS Radio, tải về từ hay 

Share
Published 15 December 2022 3:30pm
By Finn McHugh
Presented by Trinh Nguyen
Source: SBS


Share this with family and friends