Cái chết của 83 thợ mỏ từ năm 1898 đến 1995 đã khiến cho mỏ Gwalia đi vào lịch sử khai thác mỏ đẫm máu.
Ngày nay, Gwalia là mỏ được khai thác bằng xe tải ở độ sâu nhất thế giới, và chúng ta có thể theo dõi lịch sử của nó từ những năm 1890, khi cựu tổng thống Mỹ Herbert Hoover làm người quản lý.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1896, Gwalia đã sản xuất hơn 5,5 triệu ounce, trị giá khoảng 10 tỷ đô la nếu tính theo giá vàng ngày nay, trở thành mỏ vàng giàu nhất trong lịch sử Úc.
Tên của mỏ được truy nguyên từ di sản xứ Wales với những người chủ cũ, Sons of Gwalia, được đổi thành Sons of Wales.
Sons of Gwalia hiện được biết đến là một trong những vụ sụp đổ doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử Úc, với sự sụp đổ năm 2004 được đánh dấu bằng khoản nợ hơn 800 triệu đô la.
Kể từ khi St Barbara có trụ sở tại Melbourne tiếp quản quyền sở hữu và khởi động lại hoạt động khai thác vào năm 2008, đã xảy ra sự cố về giá vàng, thiếu hụt kỹ năng và sự bùng nổ khai thác.
Nhưng đó là 10 năm ghi dấu trong lịch sử khai thác của Gwalia, sản xuất hơn hai triệu ounce vàng.
Đài ABC đã được cấp quyền truy cập hiếm hoi để quay phim vàng tại Gwalia.
Một thỏi vàng với trọng lượng 14,113 gram được sản xuất trị giá khoảng 850.000 đô la với mức giá hiện nay, đủ để mua một ngôi nhà ở Sydney hoặc Melbourne.
Hầu hết các thỏi vàng tại Gwalia thường có giá trị 1 triệu đô la, với lượng vàng nguyên chất cao nhất trong cả nước, trung bình khoảng 92%.
Tất cả các thanh vàng sau khi được cân sẽ được chuyển đến Perth mint để tinh chế thê
Most gold bars at Gwalia are typically worth $1 million, with some of the highest purity gold in the country averaging around 92 per cent. Source: St Barbara
Gwalia sử dụng 170 công nhân St Barbara chủ yếu là người của các nhà máy và 430 nhà thầu trông nom việc khai thác.
Các kỹ thuật khai thác cũ hiện được lưu giữ trong bảo tàng bên cạnh chỗ ở của người quản lý cũ, được gọi là Nhà Hoover.
Cùng với các kỹ thuật khai thác mới, trong mỗi ca làm việc kéo dài 12 giờ, các tài xế xe tải thường quản lý khoản 4 chuyến đi- về từ mặt đất xuống lòng đất.
Tuy nhiên điều đáng lo ngại là nhiệt độ ở đáy mỏ gần 30 độ C, độ ẩm ngang bằng với các điểm đến nóng nhất ở Úc.
Di chuyển trên một quảng đường dài với khí hậu khắc nghiệt như vậy khiến cho các thợ mỏ gặp nhiều khó khăn và cũng vì thế vấn đề an toàn của họ luôn được đặt lên hàng đầu.
Một trong những thách thức lớn nhất để kéo dài tuổi thọ của những người thợ mỏ ở Gwalia là làm sao có được luồng không khí mát từ mặt đất đến nơi làm việc dưới đáy mỏ.
Do vậy đang có 80 triệu đô la được sử dụng để cải thiện hệ thống thông gió của mỏ, bao gồm cả việc đào các trục lớn mới để hơi gió có thể đến với những phần sâu nhất của mỏ.
Giám đốc điều hành St Barbara, Bob Vassie nói rằng, việc khai thác ở Gwalia sẽ không bao giờ kết thúc.
Ông cũng nhấn mạnh thêm, nếu như trước đây mục tiêu khai thác chỉ đến năm 2024, thì họ đã có thể kéo dài đến 2031, và cách duy nhất có thể thực hiện được việc này là thêm thông gió.
Việc này sẽ giúp cho các thợ mỏ có thể tiến sâu hơn xuống lòng đất.
Độ sâu được xem xét trong tương lai đạt đến con số 2,300, do vậy họ đã lên kế hoạch cho một tương lai khai thác lâu dài tại Gwalia.
Một thách thức khác tại Gwalia là lượng đá thải được đưa lên bề mặt.
Ở độ sâu 1,420 mét dưới lòng đất, một dự án trị giá 20 triệu đô la để nghiền đá thải, trộn chúng với xi măng và san lấp vào các công trình cũ sắp hoàn thành.
Điều này sẽ giúp giữ cho hoạt động của mỏ được ổn định.
Một câu hỏi lớn được đặt ra là liệu Gwalia có thể đạt đến độ sâu hơn 2.300 mét hay không, tuy nhiên câu trả lời còn được xem xét nhiều ở yếu tố an toàn của những người thợ mỏ.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại