“JobSeeker khiến người dân chỉ muốn nhận trợ cấp thay vì đi làm”

“Các doanh nghiệp đang rất khó khăn để tuyển lao động làm thời vụ, vì trợ cấp JobSeeker hiện quá hào phóng”, Thủ tướng Scott Morrison phát biểu khi được hỏi về kế hoạch cho trợ cấp này.

Prime Minister Scott Morrison at a press conference in Canberra on Friday; Cyber attack

Source: AAP

Tại cuộc họp báo sáng nay, khi được hỏi về kế hoạch của trợ cấp JobSeeker và JobKeeper, hai khoản trợ cấp hiện đang được rà soát trước khi có quyết định số phận vào tháng Chín, ông Morrison trả lời ông tin là trợ cấp JobSeeker đang khiến người dân mất động lực đi tìm việc vì khoản tiền trợ cấp này quá hào phóng.


Hightlights:

  • JobKeeper, JobSeeker theo kế hoạch sẽ chấm dứt vào tháng Chín.
  • Viện Grattan đang kêu gọi Chính phủ gia hạn JobKeeper đến cuối năm, và tăng thêm $75 cho trợ câp thất nghiệp sau khi JobSeeker kết thúc.
  • Viện Grattan cũng đề xuất trợ cấp tiền mặt trực tiếp và tài trợ chi phí giữ trẻ.

Điều chúng tôi đang cân nhắc đó là chúng tôi không thể cho phép trợ cấp JobSeeker trở thành một rào cản trong quá trình tìm việc của người lao động.
“Chúng tôi đang thu thập ý kiến từ các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ và nhận thấy nhiều nơi đang gặp khó khăn trong việc tuyển người, vì người lao động đang được nhận trợ cấp cao hơn tiền lương đi làm.”

Khoản trợ cấp JobSeeker hiện nay là $1,100/2 tuần, gấp đôi khoản trợ cấp thất nghiệp Newstart trước đây.

Theo đề xuất từ Viện Grattan, sau khi JobSeeker tạm thời trong thời gian khủng hoảng COVID-19 kết thúc, trợ cấp sẽ quay lại ở mức $350/tuần, tức tăng thêm $75 so với trước đây, và bắt đầu từ tháng Mười.
JobSeeker
People were seen queuing up outside Centrelink offices across Australia when JobKeeper and JobSeeker were announced. Source: AAP
Viện Grattan cũng đang kêu gọi Thủ tướng rót thêm $90 tỷ vào nền kinh tế để kích cầu nếu muốn tránh một nguy cơ suy thoái kinh tế nghiêm trọng kể từ Đệ Nhị Thế chiến. Yêu cầu này bao gồm việc gia hạn trợ cấp JobKeeper đến Giáng sinh, tất nhiên phải đi kèm với yêu cầu làm kiểm tra doanh thu đối với các công ty.

Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 mới đang tăng vọt ở tiểu bang Victoria, đe dọa sẽ xảy ra một đợt bùng phát thứ hai và nguy cơ suy thoái kinh tế tại tiểu bang này.

“Nếu doanh thu của doanh nghiệp cao hơn mức khủng hoảng 20%, thì trợ cấp nên được rút bỏ,” phúc trình của Viện Grattan có viết.
Nhưng tại cuộc họp báo, khi được hỏi về kế hoạch tương lai cho trợ cấp JobKeeper, ông Morrison nói chương trình này đã ‘tiêu tốn hơn $10 tỷ mỗi tháng’.

“Chúng tôi đã nói khi đó đây chỉ là khoản trợ cấp tạm thời – và nó không thể bền vững nếu cứ giữ ở mức cao như vậy – nhưng chúng tôi sẽ phải xem xét lại tình hình sau tháng Chín,” Thủ tướng nói.

“Khi phải bỏ ra một số tiền lớn như vậy, thì chúng tôi phải chắc chắn là nó đến tay những người cần nhất.”
Thủ tướng cũng đang được thúc giục phải trợ cấp tiền mặt trực tiếp để kích cầu nền kinh tế, thay vì giảm thuế.

“Chính phủ Liên bang nên mở rộng trợ cấp tiền mặt trực tiếp cho các gia đình để tăng chi tiêu,” phúc trình có ghi.

“Các ước tính cho thấy mỗi đồng đô la trả trực tiếp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp sẽ đẩy mạnh GDP thêm 60 xu đến 1 đô la, thậm chí những ước tính gần đây cho thấy có thể còn cao hơn.

“Và những bằng chứng gần đây cho thấy những trợ cấp như vậy rất hiệu quả trong việc thúc đẩy tiêu dùng, từ đó hỗ trợ việc làm và các hoạt động kinh tế.”

Có nhiều lo ngại rằng khi các khoản trợ cấp JobKeeper, Jobseeker và hỗ trợ hoãn trả tiền vay mua nhà sẽ đồng loạt chấm dứt vào tháng Chín, khi đó tình hình thất nghiệp sẽ tăng vọt và nền kinh tế sẽ ‘đứng trên bờ vực thẳm’.

Viện Grattan cũng khuyến khích chính phủ ban hành một tài trợ giữ trẻ cao hơn và đơn giản có thể cho phép trợ giá 95% chi phí giữ trẻ cho những gia đình thu nhập thấp nhằm thúc đẩy lực lượng lao động nữ quay lại làm việc.

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 29 June 2020 12:21pm
By Hương Lan

Share this with family and friends