Những chiếc kẹo dẻo Lollie nhiều màu sắc bắt mắt, với đủ thứ hương vị luôn là một trong những đồ ăn vặt mà trẻ em thích thú.
Điều gì ẩn bên trong những chiếc kẹo Lollies?
Theo mục tiêu dùng của báo The Age ra hôm 29/1, có một nghiên cứu gần đây cho thấy bên trong kẹo dẻo, bánh quy, kẹo cao su và nước sốt có chứa 1 loại phụ gia có thể là tác nhân gây ra các bệnh ung thư ở giai đoạn đầu với động vật.
Chất Titanium dioxide hoặc E171 được sử dụng trong kỹ nghệ thực phẩm để làm trắng và sáng thực phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác, chẳng hạn như kem chống nắng và mỹ phẩm.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc tiếp xúc với các hạt nano titan dioxide và các chất phụ gia khác từng bị cảnh báo là ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và gây tổn thương tế bào, tuy nhiên những tác động này ở mức nào thì vẫn còn gây tranh cãi.
Tuy nhiên, một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp quốc gia Pháp gần đây được công bố trên tạp chí Nature, lần đầu tiên cho thấy, các hạt nano titan dioxide được hấp thụ bởi ruột và nhiễm vào máu của động vật sau khi tiếp xúc qua khoang miệng.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên chuột, cho chúng tiếp xúc với liều uống thường xuyên có chất titanium dioxide trong 100 ngày, với số lượng tương tự như lượng chất này mà con người vẫn tiêu thụ qua thực phẩm.
Kết quả cho thấy việc tiếp xúc qua miệng lâu dài chất này dẫn đến giai đoạn đầu của khối u lành tính.
Nhưng đáng ngại là 40% số chuột trong cuộc thử nghiệm này có tế bào bình thường chuyển hóa thành tế bào ung thư.
Pháp lo lắng nhưng Úc thì không?
Kết quả của nghiên cứu này sẽ được các bộ trưởng Nông nghiệp và Y tế Pháp cùng đưa vào 1 phúc trình gửi lên Cơ quan Quốc gia về Thực phẩm Y tế, môi trường và lao động để xác định nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng, và sẽ được phát hành vào cuối tháng Ba sắp tới.
Có 1 điều đáng nói là ở Úc, titanium dioxide là một chất phụ gia thực phẩm đã được thông qua và cho phép sử dụng trong các sản phẩm tiêu dùng trong nhiều thập niên qua.
Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand đã tuyên bố trong nhiều năm rằng có "rất ít bằng chứng" là các hạt nano có trong thực phẩm vì không có công ty sử dụng chất đã được công nhận này.
Vì vậy, cơ quan này đã không kiểm tra và cũng không điều chỉnh việc sử dụng các hạt nano.
Tuy nhiên, theo thử nghiệm của Nhóm Friends of Earth vào năm 2015 thì các hạt nano titan dioxide và silica (chuyên dùng trong việc làm bánh) có xuất hiện trong 14 sản phẩm phổ biến, bao gồm sôcôla bọc đường, nước sốt trắng và nước trộn salad.
Có vẻ là như vậy vì trong năm 2016, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Úc và New Zealand (FSANZ) tuyên bố xem xét lại tác dụng của việc uống chất titanium dioxide, kể cả ở dạng nano.
Nhưng họ thấy rằng không có bằng chứng mạnh mẽ để chứng minh là các chất này gây ra những nguy cơ với sức khỏe.
Một phát ngôn viên của FSANZ cho biết đó là nhận thức của các nghiên cứu của Pháp gần đây và hiện đang tiến hành xem xét các kết quả đó như thế nào.
Trong khi đó, Jeremy Tager thuộc Nhóm Friends of Earth cho biết, kết quả của các nghiên cứu đã xác nhận mối quan tâm của cộng đồng về việc sử dụng rộng rãi chất titanium dioxide trong thực phẩm.
"Quan điểm của chúng tôi là chúng ta vẫn không chắc chắn được chuyện này, vì vậy không nên đưa các thực phẩm này ra thị trường cho đến khi nó được kiểm tra đúng đắn.” ông Tager nói.
Được biết, ít nhất là có 4 nhà sản xuất thực phẩm và công ty bán lẻ tại Pháp đã tuyên bố ý định loại bỏ việc sử dụng các hạt nano Titan dioxide ra khỏi các sản phẩm của họ trong tương lai gần.