Theo một cuộc khảo sát của Liên đoàn cộng đồng Á châu ở Úc và tổ chức Người Úc Gốc Á, có gần 400 vụ tấn công phân biệt chủng tộc đã diễn ra ở Úc kể từ đầu tháng Tư.
Osmond Chiu, thành viên tại tổ chức cố vấn độc lập Per Capita là một trong những cộng tác viên của các nhóm này.
Ông lo ngại mọi người vẫn còn mơ hồ về những gì được gán là phân biệt chủng tộc.
"Có nhiều suy nghĩ rằng phân biệt chủng tộc phải là một sự tấn công thân thể hoặc một loại hành động tàn bạo. Nhiều người không chỉ bị quấy rối vì chủng tộc mà còn nhận các bình luận từ những người đi đường, hoặc các trò đùa của đồng nghiệp. Khá rõ ràng để nhìn thấy nhiều thứ đang diễn ra có liên quan đến phân biệt chủng tộc mà mọi người không biết đến."
Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Úc ANUđược công bố vào đầu tuần này, chỉ ra ba trong số bốn người Úc có khuynh hướng kỳ thị chủng tộc đối với người Úc Thổ dân.
Andre Oboler, Chủ tịch của Viện Ngăn chặn Tấn công Trực tuyến nói rằng thất bại trong việc thay đổi quan điểm đó mang lại vấn đề.
Các hành vi kỳ thị chủng tộc thực sự có thể xuất hiện, một khi mọi thứ đã hoàn toàn trở lại bình thường. Khi các hộ gia đình gặp áp lực về tình hình kinh tế. Những thông điệp đó có thể phát triển lớn hơn và thực sự có thể gây ra mối đe dọa đáng kể hơn cho sự an toàn của mọi người. Điều đó sẽ gây rắc rối cho xã hội đa văn hóa của chúng ta.
"Một số trường hợp cố tình kỳ thị chủng tộc. Một số thì biết rằng kỳ thị chủng tộc là xấu, họ không muốn hành động như vậy. Nhưng họ lại không biết rằng chính mình đã thực sự vượt qua ranh giới đó. Chúng ta cần có nhiều sự giáo dục hơn, chúng ta cần làm việc để cho mọi người ý thức về những ranh giới đó."
Giáo dục chỉ là một mục tiêu nằm trong Chiến lược Chống Phân biệt Chủng tộc Toàn quốc mới được đề xuất.
Khoảng 30 tổ chức, bao gồm các nhóm xã hội dân sự và các đoàn thể, đã ký một bức thư ngỏ tới chính phủ liên bang yêu cầu tài trợ.
Chiến lược toàn quốc gần đây nhất của Úc - được thành lập bởi Ủy ban Nhân quyền - đã ngưng nhận tài trợ hồi năm 2015.
Một trong những chiến dịch của họ mang tên 'Phân biệt chủng tộc. Nó dừng lại với tôi 'đã nhận phản ứng rộng rãi của cộng đồng
Nhưng ông Oboler nhấn mạnh tầm quan trọng của một chiến lược mới .
"Tôi nghĩ rằng chiến dịch đã mang lại sự thay đổi đáng kể. Nó đã giúp chúng ta tiến bộ rất nhiều. Vấn đề là, đó lại là một chiến dịch rất chung chung. Và tại thời điểm đó, nó cần phải như vậy. Chúng ta đang ở vị trí có thể bắt đầu thu thập nhiều dữ liệu cụ thể hơn. Bạn biết về những gì đang lan truyền ra ngoài đó? Và có rất nhiều thông tin qua phương tiện truyền thông xã hội. Điều này gây hiểu lầm cho mọi người, dẫn đến sự đổ vỡ niềm tin và gây căng thẳng trong cộng đồng. Đó là điều mà một chiến lược chống kỳ thị chủng tộc mới có thể giải quyết."
Nạn kỳ thị chủng tộc của Úc đã trở thành tâm điểm chú ý sau khi Trung Quốc đưa ra cảnh báo các sinh viên của họ không đi du lịch đến Úc.
Chính phủ liên bang sau đó đã bác bỏ nhận định này.
Ông Chiu nói rằng tình hình chính trị căng thẳng không nhất thiết sẽ mang lại sự thay đổi.
"Tôi nghĩ rằng thật không may điều đó có thể phản tác dụng. Phản ứng sẽ mang tính phòng thủ, thay vì giải quyết vấn đề một cách rõ ràng. Bằng cách kéo việc này vào một cuộc tranh luận chính trị, thật không may làm cho tình hình khó giải quyết hơn."
Ông Oboler cho biết một chiến lược quốc gia sẽ bao gồm thu thập dữ liệu về tình hình phân biệt chủng tộc, nâng cao nhận thức và giáo dục công chúng.
"Vấn đề kỳ thị chủng tộc thay đổi. Nó luôn luôn thay đổi. Đó là lý do tại sao chúng ta cần có một chiến lược liên tục, có thể thay đổi, thích nghi và liên tục được cải tiến."
Ông lo ngại rằng nếu không có sự can thiệp, các hành vi phân biệt chủng tộc có thể xuất hiện khi nhiều hạn chế cách ly được dỡ bỏ và mọi người quay trở lại cộng đồng.
"Các hành vi kỳ thị chủng tộc thực sự có thể xuất hiện, một khi mọi thứ đã hoàn toàn trở lại bình thường. Khi các hộ gia đình gặp áp lực về tình hình kinh tế. Những thông điệp đó có thể phát triển lớn hơn và thực sự có thể gây ra mối đe dọa đáng kể hơn cho sự an toàn của mọi người. Điều đó sẽ gây rắc rối cho xã hội đa văn hóa của chúng ta. Đó là mối quan tâm lớn mà chúng tôi đang hướng tới."