Người Việt Nam chúng ta ít ai lạ lẫm với trái vải (tiếng Anh là Lychee). Đây là một loại trái cây nhiệt đới, mọng nước, ngọt và có hương vị đậm đà đặc trưng dễ dàng nhận thấy ngay từ lần đầu tiên thưởng thức.
Trái vải trước đây thì mọi người thường ăn trái tươi, khi hái từ trên cây xuống, tuy nhiên, do loại trái này thường không để được lâu sau khi thu hoạch.
Với tiến bộ trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, trái cây, trái vải đã được chế biến theo nhiều cách, từ xấy khô cho đến đóng hộp bảo quản lâu dài.
Nếu quý vị có thể trả mức giá tương đối cao cho trái này thì chúng ta cũng có thể ăn trái vải tươi ngay tại Úc theo các nguồn cung cấp nhập khẩu qua đường hàng không, hoặc được sản xuất ngay tại Úc này.
Khoa học Mỹ và Ấn tìm ra câu trả lời cho cái chết bí ẩn
Ngày hôm nay, các báo chí Úc và quốc tế đồng loạt đưa tin về một kết luận khoa học mới của giới khoa học Mỹ và Ấn Độ nghiên cứu về trái vải thiều.
Theo , trong hơn hai thập kỷ qua, tại Ấn Độ nhiều trẻ em khỏe mạnh bình thường ở vùng Bihar của Ấn, bỗng dừng lại bị co giật đột ngột và bất tỉnh.Đáng sợ là 1/3 trong số các trẻ em này đã tử vong sau khi lên cơn co giật, trong khi các bác sĩ bối rối, không hiểu nguyên nhân vì sao.
An Indian fruit vendor arranges a display of litchi at his stall in Agartala Source: Daily Mail
Và cuối cùng thì sau 20 năm, đến ngày nay, một nhóm các nhà khoa học Mỹ và Ấn Độ cho biết họ đã tìm ra nguyên nhân của căn bệnh bí ẩn đã giết chết hơn 100 trẻ em mỗi năm có liên quan đến trái vải.
Nguyên nhân đó là các em đã ăn quá nhiều trái vải khi đang đói bụng và nói theo cách khoa học thì trong khi mà dạ dày của các em đang trống rỗng.
Tại sao ăn Vải thiều lại chết?
Theo đó, khoa học đã phát hiện ra rằng trái vải, đặc biệt là các trái vải còn chưa chín hẳn, có chứa một loại axit amin có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Các nhà nghiên cứu đã viết trong bài báo công bố nghiên cứu của mình như sau:
"Hầu hết trẻ em tử vong ở Ấn do nguyên nhân bất thường này, đến bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh hoặc trong cơn động kinh vào giữa ban đêm hoặc sáng sớm."
"Các bậc cha mẹ trong làng sau đó có báo lại rằng trong khoảng tháng Năm và tháng Sáu, trẻ nhỏ thường xuyên chơi cả ngày dài trong các khu vườn.”
“Các em ăn vải rất nhiều trong vườn xung quanh, nhiều em thậm chí trở về nhà vào buổi tối mà chẳng thiết đến ăn tối nữa."
Như vậy, việc ăn trái vải quá nhiều khi bụng đang đói, đặc biệt là các trái chưa chín hẳn có thể dẫn đến các ca tử vong không xác định nguyên nhân, sau khi bị bất tỉnh hoặc lên cơn co giật.
Giờ mới biết vải thiều có thể gây hại?
Tại Đông Nam Á, một đợt bùng phát của căn bệnh tương tự đã được báo cáo từ khắp các vùng trông nhiều vải thiều, trong đó có Bangladesh và Việt Nam.Trái vải có cả ngàn năm nay, nhưng đến tận nay người ta mới mối liên hệ giữa việc ăn vải với kết cục là tử vong sau khi bị co giật hoặc bất tỉnh.
Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang Source: laodongthudo.vn
Theo ABC, các nhà nghiên cứu cho biết tác dụng độc hại tiềm năng của vải thiều đã được ghi nhận trong các văn bản cổ đại ở Trung Quốc, nơi được coi là nguồn gốc của Vải thiều.
Tuy nhiên, ngành trồng trọt và chế biến vải thiều cho mục đích thương mại ở Ấn Độ là tương đối mới và đã mở rộng một cách nhanh chóng.
Có vẻ như là kiến thức về loại trái này đã không nhanh chóng đến được một số khu vực của Châu Á, những nơi xảy ra những cái chết bị coi là bí ẩn mà không biết là liên quan đến trái vải thiều.
Thậm chí, theo giáo sư Peter Spencer và Tiến sĩ Valerie Palmer đã viết trong bài báo biên khảo Lancet, thì nguyên nhân của các cái chết bí ẩn được quy cho một số vấn đề.
Ví dụ: ở bang Bihar, Ấn Độ thì người ta cho là vì màu của trái cây nào đó, rồi do bệnh nhân bị đột quỵ.
Ở phía Tây Bắc Bangladesh thì người do coi những cái chết lạ là vì một loại thuốc trừ sâu không nguồn gốc.
Còn ở vùng Đông Bắc Việt Nam thì theo các giáo sư này, cái chết tương tự bị cho là vì virus.
Có nên thận trọng với Chôm chôm, nhãn và Ackee?
Một điểm nữa cùng đáng chú ý từ nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí Lancet đó là, các Axit Amin được phát hiện là thủ phạm gây ra những cái chết bất thường ở trẻ em, lại thường có trong một vài loại trái cây, không chỉ là trái Vải thiều.
Các loại trái trong họ Bồ hòn, như vải thiều, chôm chôm, nhãn và Ackee đều có chứa loại Axit Amin có tác hại kể trên.
Điều đầu tiên là để chống lại bệnh tật, các nhà nghiên cứu đề nghị giảm thiểu việc tiêu thụ vải thiều và đảm bảo trẻ em đã ăn tối trước khi ăn vải thiều.
Cũng nên chú ý đến tuổi tác và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em vì đây cũng là những nhân tố liên quan.
Theo các khoa học gia, nếu một đứa trẻ vì ăn quá nhiều vải thiều và xuất hiện triệu chứng co giật hoặc bất tỉnh thì các nhà nghiên cứu cho biết là nên điều trị cho các em một cách nhanh chóng.
Phải thay đổi ngay lượng đường trong máu của các em để ngăn chặn ảnh hưởng lâu dài với các em, như suy giảm tinh thần, yếu cơ và rối loạn vận động.
Người tiêu dùng Úc có cần phải ngại trái Vải?
Nói đến trái vải ở Úc này, Giáo sư Spencer và Tiến sĩ Palmer cho rằng, thật may mắn khi mà chi phí cho các loại trái cây như vải ở mức cao vì đa số phải nhập khẩu, nên người tiêu dùng sẽ không ăn được nhiều trái này. Từ đó mà rủi ro không lớn.
Tuy nhiên, có một thực tế là việc sản xuất vải thiều đang gia tăng tại Úc.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết bây giờ, họ đang nghiên cứu xem làm thế nào để giảm bớt thuộc tính gây hạ đường huyết của vải để không gây tác hại cho sức khỏe người tiêu dùng.