Làm thế nào tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần tại Úc?

Gần một nửa người Úc gặp phải vấn đề về sức khỏe tâm thần trong cuộc đời. Mặc dù chúng ta ngày càng nghe nói nhiều về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, nhưng nhiều người vẫn rất sợ và không chắc làm sao để có được sự giúp đỡ khi cần thiết.

Depression

Elderly Asian woman with a worried look on her face, shallow depth of field with focus on hand. Source: Getty Images

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể thể hiện ra bằng nhiều hình thức khác nhau:

“Người ta có thể cảm thấy bị quá tải, và không thể kiểm soát nổi các công việc hàng ngày, hoặc bị chứng khó ngủ, hoặc gặp cảm giác buồn chán và áp lực liên tục trong nhiều ngày.

“Người ta có thể trải qua cảm giác lo lắng, bồn chồn hoặc không hứng thú gì với những cuộc sống nữa. Họ có thể mất cảm giác hứng thú hoặc lo lắng cho ai đó trong gia đình.

“Hoặc có thể họ đã từng trải qua một dạng trầm cảm trước khi tới Úc hoặc sau khi tới Úc mà có thể ảnh hưởng đến những hoạt động hàng ngày,” bà Ruth Das từ giải thích.
Young sad mad sitting by a window
Young sad mad sitting by a window Source: Getty Images
Nhiều người có thể tự mình giải quyết được những vấn đề này, nhưng đối với di dân, những người phải đối mặt với nhiều thử thách hơn tất thảy như học ngôn ngữ mới, thích nghi với cách làm việc mới, tìm việc, tìm nhà… thì vấn đề sức khỏe tâm thần có thể trầm trọng hơn.

Là một người mới đến Úc, điều đó có nghĩa là di dân thường không được tiếp xúc ngay với một hệ thống hỗ trợ tốt như họ đã từng có trước khi đến Úc.

“Sẽ phải mất thời gian để họ tìm ra được một mạng lưới hỗ trợ giúp người ta có thể giãi bày về những điều họ cảm thấy và phải trải qua trong một khoảng thời gian,” bà Brownyn Hall, trưởng Dịch vụ Hỗ trợ Cộng đồng tại , một tổ chức chuyên hỗ trợ những vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần.

Tìm kiếm trợ giúp: nói chuyện với bác sĩ gia đình GP

Di dân thường ít có khuynh hướng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần hơn so với người Úc. Nhưng thực ra vẫn có những dịch vụ hỗ trợ, thường là miễn phí và được giao tiếp bằng nhiều ngôn ngữ.
Doctor In Consultation With Depressed Female Patient
Source: Getty Images
Nơi đầu tiên quý vị cần đến là GP, người có thể giới thiệu quý vị đến đúng dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Nếu quý vị muốn giao tiếp với GP bằng tiếng mẹ đẻ, có thể yêu cầu thông dịch viên và họ sẽ sắp xếp một người cho quý vị.

“Hiện có nhiều loại dịch vụ được nói bằng nhiều ngôn ngữ. GP của quý vị có thể hướng dẫn loại dịch vụ nào là phù hợp. Có cả các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm thần đa văn hóa đặc biệt ở một vài tiểu bang, như NSW, Queensland và Victoria. Họ có một dịch vụ sức khỏe tâm thần đa văn hóa, có thể cung cấp dịch vụ bằng nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Anh và đặc biệt được thiết kế cho những di dân hoặc người tị nạn ở Úc,” bà Ruth Das nói.

Gọi đường dây hỗ trợ

Nếu muốn trò chuyện với ai đó về vấn đề quý vị đang phải trải qua, hoặc đơn giản chỉ là muốn nói chuyện, quý vị có thể gọi đường dây hỗ trợ miễn phí , số 1300 22 4636, hoặc 13 11 14. Hoặc có thể nói chuyện trực tuyến tại trang mạng
Man holding a phone
Source: CC0 Creative Commons
Qúy vị có thể tự gọi hoặc gọi giúp người thân nếu quý vị lo lắng cho người đó. Nếu muốn nói chuyện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, hãy gọi Dịch vụ Thông dịch TIS 13 14 50 và yêu cầu kết nối với beyondblue hoặc Lifeline.

Nhưng bất kể có quyết định tiếp cận hay không, điều quan trọng là quý vị phải yêu cầu giúp đỡ khi cần.

“Thông điệp chính ở đây là tất cả chúng ta đều khá nhạy cảm với những vấn đề xoay quanh sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu cho chúng tôi biết hoặc trong một khoảng thời gian sức khỏe tâm thần của quý vị cần phải được chú ý đặc biệt,” ông Alan Woodward, giám đốc điều hành về Nghiên cứu và Chiến lược tại Lifeline nói.

Nếu quý vị muốn tiếp cận hỗ trợ sức khỏe tâm thần, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ GP hoặc Trung tâm dịch vụ cho di dân tại địa phương của quý vị.

Qúy vị có thể gọi đưởng dây hỗ trợ miễn phí như beyondblue 1300 22 4636, hoặc Lifeline 13 11 14. Nếu cần thông dịch viên, trước tiên hãy gọi dịch vụ TIS 13 14 50.

Share
Published 3 October 2018 3:38pm
Updated 12 August 2022 3:39pm
By Audrey Bourget, Hương Lan

Share this with family and friends