Highlights
- Những kẻ lừa đảo giả danh các cơ quan chính phủ đã lấy hơn $1.26 triệu đô la từ túi nạn nhân trong 6 tháng đầu năm.
- Cảnh sát Liên bang Úc, Sở Thuế, Bộ Dịch vụ, Bộ Y tế, Bộ Dịch vụ Nhân sinh và myGov ... nằm trong danh sách “ưa thích” của kẻ lừa đảo.
- ACCC kêu gọi người Úc bình tĩnh khi nhận được cuộc gọi, tin nhắn, email lừa đảo và có hành động đúng đắn.
Tính từ 1 tháng Một đến 5 tháng Bảy 2020, Scamwatch đã nhận được hơn 7,100 các trường hợp lừa đảo giả danh các cơ quan chính phủ Úc với tổng thiệt hại hơn $1.26 triệu đô la. Trong thực tế, số tai nạn và số tiền bị mất có thể còn lớn hơn nhiều.
Đã có sự gia tăng trong các vụ lừa đảo được báo cáo trong mùa thuế như tin nhắn văn bản tự xưng là từ myGov hoặc từ các cơ quan tuyên bố giúp nạn nhân có quyền truy cập sớm vào quỹ hưu trí của họ.
“Những kẻ lừa đảo đang ngày càng tận dụng những khó khăn tài chính mà nạn nhân đang gặp phải, và sự bất định mà đại dịch COVID-19 gây ra để lừa những người Úc không nghi ngờ và nhẹ dạ,” Phó Chủ tịch của ACCC Delia Rickard nói.
“Chúng tôi đang chứng kiến hai loại lừa đảo chính mạo danh các cơ quan chính phủ: các mối đe dọa giả mạo chính phủ, và tấn công giả mạo ác ý. Cả hai trò lừa đảo này có thể khá thuyết phục và có thể dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể hoặc thậm chí là đánh cắp thông tin cá nhân.”
Theo số liệu thống kê từ Scamwatch, 6 tháng đầu năm 2020 ghi nhận:
- 67 báo cáo lừa đảo liên quan hoặc giả danh Bộ Y tế, hoặc Bộ Y tế và Bộ Dịch vụ Nhân sinh của tiểu bang, gây tổn thất hơn $8700
- 443 báo cáo lừa đảo liên quan đên Cảnh sát Liên bang Úc, gây thiệt hại nặng nề cho nạn nhân $176,000
- 1,070 báo cáo lừa đảo giả mạo Bộ Dịch vụ Nhân sinh, móc túi nạn nhân hơn $94,000
- 1,638 báo cáo các vụ lừa đảo liên quan đến myGov, thiệt hại hơn $105,000
- 2,016 báo cáo các vụ lừa đảo giả danh Bộ Nội vụ, gây tổn thất hơn $99,000
Trong một vụ lừa đảo đe dọa giả mạo chính phủ, nạn nhân thường sẽ nhận được một cuộc gọi tự động, giả bộ là từ một bộ chính phủ gọi đến, chẳng hạn như Sở Thuế ATO hay Bộ Nội vụ.
Kẻ lừa đảo sẽ tuyên bố rằng có một cái gì đó bất hợp pháp, chẳng hạn như một vụ gian lận thuế hoặc rửa tiền, đã được thực hiện với tên tuổi của nạn nhân và họ phải bấm phím số 1 để nói chuyện với một nhà điều hành.
Kẻ lừa đảo sau đó cố gắng đe dọa nạn nhân phải giao nộp tiền và có thể đe dọa rằng họ sẽ bị bắt nếu họ từ chối.
“Đừng bị áp lực khi bị một người nào đó gọi đe dọa, và hãy dành thời gian của quý vị để xem xét kẻ mà quý vị có thể đối mặt là ai,” bà Rickard nói.
“Các cơ quan của chính phủ sẽ không bao giờ đe dọa bạn bị bắt giữ ngay lập tức hoặc yêu cầu thanh toán bằng các phương thức bất thường như thẻ quà tặng, iTunes, hoặc chuyển khoản ngân hàng.”
Trong một vụ lừa đảo tấn công giả mạo ác ý, nạn nhân sẽ nhận được email hoặc tin nhắn văn bản tự xưng là từ một bộ nào đó của chính phủ, chẳng hạn như Bộ Dịch vụ Nhân sinh, yêu cầu thông tin cá nhân để xác nhận đủ điều kiện nhận thanh toán của chính phủ hoặc vì người này có thể đã tiếp xúc với COVID-19.
Các email và văn bản sẽ bao gồm một liên kết (đường dẫn đến một trang mạng khác) và yêu cầu các chi tiết cá nhân như mã số thuế cá nhân TFN, chi tiết hưu bổng hoặc bản sao các giấy tờ nhân thân.
“Đừng nhấp chuột hay ấn vào bất kỳ liên kết nào trong tin nhắn hoặc email để truy cập trang mạng của chính phủ, luôn tự gõ địa chỉ trang mạng vào trình duyệt,” bà Rickard nói.
“Đừng trả lời tin nhắn hoặc email vì kẻ lừa đảo sẽ leo thang nỗ lực của họ để lấy tiền của quý vị. Nếu quý vị không chắc chắn liệu một cuộc gọi có hợp pháp hay không, hãy gác máy và gọi trực tiếp cho tổ chức có liên quan, bằng cách tìm các chi tiết qua một chương trình tìm kiếm độc lập.”
Thêm thông tin về các hành vi lừa đảo sẵn có trên trang mạng Scamwatch, bao gồm hướng dẫn cách thức làm sao để báo cáo và tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại