Thị trường điện thoại di động “second-hand” đang bùng nổ tại Úc, thế nhưng những rủi ro cho người mua là gì?
trong khi hàng triệu người Úc lựa chọn việc mua một điện thoại thông minh mới mỗi năm, vẫn có một thị trường điện thoại cũ đang phát triển mạnh mẽ tại Úc.
Các chuyên gia cảnh báo luôn có những rủi ro tiềm ẩn, gồm cả việc mua phải một chiếc điện thoại bị đánh cắp.
Những người đang tìm kiếm một chiếc điện thoại second-hand có hàng ngàn lựa chọn dễ dàng ở trên mạng, thậm chí trong các cửa hiệu cầm đồ lớn tại Úc.
Nếu quý vị muốn mua một chiếc điện thoại cũ, đây là một số mẹo:
Với người mua
• Chọn nơi bán hàng uy tín
• Tìm hiểu các dấu hiệu xem đây có phải là điện thoại bị đánh cắp không
• Nếu mua từ một cửa hàng, hãy nhận thức được quyền của người tiêu thụ trong việc đổi, trả, hoàn tiền
• Nếu mua từ trang mạng như Gumtree, hãy kiểm tra các thiết bị một cách cẩn thận
Với người bán
• Mã hóa đĩa cứng đầy đủ hoặc để nhà sản xuất xóa toàn bộ dữ liệu
• Hủy bỏ các tài khoản iCloud hoặc Google từ điện thoại
• Tháo SIM và thẻ nhớ SD
• Hãy nghĩ về việc chuyển giao các thiết bị trên cho một thành viên trong gia đình
Giám đốc tại Trung tâm Viễn thông Tây Úc, David Glance, cho biết có nhiều cách người mua điện thoại cũ có thể giảm thiểu rủi ro, đó là mua từ một đại lý bán hàng có uy tín.
Ông Glance cảnh báo những người nên kiểm tra mã số ESN của máy (hay còn còn là electronic serial number) để xem lịch sử của chiếc điện thoại.
"Các dấu hiệu mà người mua nên chú ý là chiếc điện thoại đó có được nhà sản xuất xóa hết các dữ liệu hay vẫn còn có các ứng dụng hoặc các thông tin khác từ người chủ sở hữu trước đó," ông nói.
Ông cho biết người bán hàng cần bảo đảm họ không vô tình để lại các thông tin, dữ liệu, chi tiết cá nhân.
"Theo một nghiên cứu của hãng bảo mật Avast, họ đã tìm thấy một lượng lớn thông tin cá nhân từ những chiếc điện thoại phiên bản cũ có hệ điều hành Android không được cài đặt lại (reset) máy đúng cách."BIẾT QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU THỤ
Mua điện thoại cũ qua Facebook ngày càng phổ biến Source: Pixabay
Laine Chopping từ tổ chức Bảo vệ người tiêu dùng kêu gọi mọi người nhận thức được những rủi ro.
"Khi mua một điện thoại di động cũ từ một cửa hàng hay một doanh nghiệp trực tuyến, quý vị hãy kiểm tra nó trước khi giao tiền, hãy nhớ quý vị có quyền lợi pháp lý như mua một mặt hàng mới," cô Laine nói.
"Tuy nhiên,quý vị không thể yêu cầu bồi hoàn phí liên quan đến các vấn đề mà cửa hàng hoặc người bán yêu cầu nên lưu ý hoặc kiểm tra trước khi mua.
"Người bán phải bảo đảm rằng sau khi bán chiếc điện thoại, không ai có quyền quyền thu hồi hoặc nhận lại sản phẩm, ví dụ, nếu chiếc điện thoại đã bị đánh cắp hay bán mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu."
MUA ĐIỆN THOẠI TRÊN GUMTREE
Trong khi nhiều điện thoại cũ hiện đang được bán nhan nhản trên Gumtree, bà Laine Chopping cho biết người mua điện thoại thông minh từ một cá nhân sẽ không được hưởng những quyền lợi của người tiêu thụ giống như khi mua từ một doanh nghiệp.
"Điều này được gọi là giao dịch của người tiêu thụ với người tiêu thụ và quý vị không được nhận tiền bồi hoàn, sửa chữa hoặc thay thế như khi mua từ một doanh nghiệp", bà Chopping cho biết.
Bà nhấn mạnh người bán hàng không nên dựa vào việc nhà sản xuất đã xóa tất cả các dữ liệu cá nhân của họ trong điện thoại, vì các thông tin này có thể lưu lại trên điện thoại, theo hình thức mã hóa.
"Một cách để giảm nguy cơ này sử dụng mã hóa đĩa đầy đủ. Việc này được kích hoạt trên iPhone và trên các điện thoại Android hiện đại một cách tốt hơn các điện thoại cũ", bà Chopping nói.
Ông Glance, giám đốc tại Trung tâm Viễn thông Tây Úc, nhấn mạnh với những người không bán điện thoại cũ của họ, mà tặng nó cho bạn bè, người thân cũng cần phải xóa toàn bộ dữ liệu, bởi vì chúng ta không thể chắc chắn các thông tin cá nhân có thể bị dùng cho mục đích xấu hay không”.