Ngân sách liên bang tác động đến nền kinh tế như thế nào?

Cách chính phủ Morrison đối phó với đại dịch coronavirus có thể khiến nhiều người cho rằng ngân sách nước Úc đang bị thâm hụt nặng nề. Thực tế nền kinh tế Úc đang ở giai đoạn nào và Ngân sách năm nay có tác động ra sao?

Prime Minister Scott Morrison and Treasurer Josh Frydenberg have unveiled a budget to tackle the coronavirus crisis.

Prime Minister Scott Morrison and Treasurer Josh Frydenberg have unveiled a budget to tackle the coronavirus crisis. Source: SBS News

Highlights
  • Thâm hụt ngân khố đang là $213 tỷ và dự kiến nợ ròng đến năm 2024 là $966 tỷ.
  • Tổng trưởng ngân khố vẫn đầy lạc quan về Ngân sách 2020 sẽ giúp kích cầu nền kinh tế, trong đó gồm 3 chương trình kích cầu chính.
  • Khoản đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở chiếm tỷ lệ lớn nhất, được cho rằng rất hiệu quả trong việc thúc đẩy kinh tế cả trong hiện tại và tương lai
Ngân sách tối Thứ Ba đã công bố khoản thâm hụt lên tới $213 tỷ trong năm nay và nợ ròng cho đến năm 2024 là $966 tỷ. Trong đó khoản chi lớn nhất trong ngân sách tập trung vào lĩnh vực hạ tầng cơ sở, y tế và quốc phòng.

Ngân sách cũng dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ đạt mức cao nhất 8% trong quý tháng 12 năm nay, sau đó giảm xuống 6.5% trong quý tháng Sáu năm 2021 khi các hoạt động kinh tế quay trở lại.

GDP dự kiến giảm 3.75% trong năm 2020 trước khi tăng lại 4.25% trong năm 2021.

Tuy nhiên Tổng trưởng Ngân khố Josh Frydenberg vẫn đầy lạc quan trong bài phát biểu và Ngân sách của ông vào tối thứ Ba, nói rằng người dân Úc “kiên cường” sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn.

Ba chương trình chính nhằm kích cầu nền kinh tế

Trong Ngân sách liên bang năm nay, có thể thấy chính phủ đưa ra ba chương trình nhằm kích cầu nền kinh tế.

Gói kích cầu thứ nhất đến từ người tiêu dùng, thông qua việc cắt giảm thuế thu nhập cá nhân. Theo lời ông Frydenberg thì đây là lần giảm thuế hào phóng nhất, có tác động đến hàng triệu người Úc nhằm nỗ lực kích cầu nền kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Theo đó, những ai thu nhập trong khoảng $50,000 - $90,000 sẽ nhận lại từ $1,080 - $1,215 trong tài khóa này, nhưng năm tài khóa sau sẽ nhận được ít hơn, khoảng $200 - $500.

Những người có thu nhập cao hơn, $90,000 - $150,000, sẽ nhận thêm hơn $2,000 trong năm nay và cả năm sau, tức là người có thu nhập cao hơn sẽ nhận được thuế nhiều hơn.

Chính phủ cũng sẽ xem xét tiến tới giai đoạn 3 trong tiến trình giảm thuế, để bỏ mức thuế 37%, nghĩa là những người thu nhập từ $45,000 - $200,000 sẽ chỉ phải đóng 30% tiền thuế.
Gói kích cầu thứ hai là thông qua doanh nghiệp, đó là các gói ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp tuyển thêm người, được miễn thuế phụ bổng khi mua vật dụng trang thiết bị và tái đào tạo nhân viên.

Yếu tố thứ ba giúp thúc đẩy nền kinh tế là chính phủ hi vọng sẽ có vắc-xin vào đầu năm tới

Theo Tiến sỹ về Kinh tế Việt Hoàng Nguyễn đến từ Đại học Melbourne, ông cho biết với những nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại thì những người có thu nhập thấp hơn họ có khuynh hướng tiêu nhiều hơn, và khi có thêm tiền từ việc cắt giảm thuế họ sẽ chi tiêu nhiều hơn những người có thu nhập cao.

“Ví dụ những người có thu nhập thấp nếu có thêm $1 thì có thể họ sẽ tiêu hết $1 đó, nhưng đối với những người có thu nhập cao, nếu có thêm $1 thì có thể họ sẽ chỉ tiêu 30 xu mà thôi, bởi vì họ đã chi tiêu vào những khoản cần thiết rồi và họ sẽ không cần có thêm $1 để chi tiêu thêm nữa.”

“Nên hiệu quả lâu dài thì vẫn phải chờ, nhưng trước mắt chính phủ hi vọng người dân dùng những khoản tiền cắt giảm thuế để chi tiêu vào nền kinh tế để giúp nền kinh tế vận hành trơn tru trở lại.”
Dr. Nguyen Viet Hoang from University of Melbourne
Dr. Nguyen Viet Hoang from University of Melbourne Source: Nguyen Viet Hoang
Ngoài ra đối với những doanh nghiệp được hưởng các chính sách miễn thuế phụ bổng và trợ giúp trong việc tuyển nhân viên, từ đó có thể tham gia vào xây dựng nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho người dân cũng sẽ đóng góp vào sự vận hành của nền kinh tế.

Tuy nhiên trong tất cả trong các khoản đầu tư của chính phủ thì đầu tư cho hạ tầng cơ sở là những khoản đầu tư lớn nhất và có hiệu quả nhất về lâu dài. Tổng cộng $7.5 tỷ đô la sẽ được đầu tư vào các dự án đường sá và đường xe lửa, $1.5 tỷ đô la cho 6 ngành sản xuất trọng yếu.

Tiến sỹ Việt Hoàng cho rằng, mặc dù phải mất nhiều năm thì những dự án ấy mới đem lại lợi ích cho chính phủ và cho người dân, tuy nhiên trước mắt nó sẽ đem lại công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động.

Và trong tương lai, các dự án hạ tầng cơ sở ấy cũng sẽ hữu hiệu cho nền kinh tế, vì nếu muốn phát triển các thành phố ra xa thì những dịch vụ và hạ tầng cơ sở phải có sẵn, tiến sỹ Việt Hoàng giải thích.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 7 October 2020 4:44pm
Updated 7 October 2020 5:41pm
By Hương Lan

Share this with family and friends