Nghiện Facebook, sắp tới như thế nào?

Việc tham gia facebook, như một kênh giao tiếp, đang có khuynh hướng gây nghiện và nhiều người cho biết họ nghỉ chơi để tránh phiền hà. Liệu đây có phải là khuynh hướng sắp tới cho những cư dân mạng xã hội hay là gì khác?

Nghiện Facebook làm sao đây?

Nghiện Facebook làm sao đây? Source: SBS

Trên thế giới ước tính có sơ sơ chừng 3.8 tỷ người sử dụng mạng xã hội mỗi tháng.

Và sử dụng mạng xã hội cũng đồng nghĩa với việc việc có những chi tiết cá nhân của bạn sẽ bị xâm phạm, đó là điều không tránh khỏi.

Và đó cũng là điều mà khiến nhiều người "gác kiếm" khi cảm thấy những luật bảo vệ sự riêng tư không đủ để tạo một sân chơi an toàn.

Đơn cử như chuyện tham gia facebook, một trang mạng xã hội phổ biến được nhiều người Việt trong và ngoài nước dùng như một kênh giao tiếp, nhiều người cho biết họ nghỉ chơi để tránh phiền hà.

Liệu đây có phải là khuynh hướng sắp tới cho những cư dân mạng xã hội hay là gì khác?

Socia media theo như từ điển của Oxford định nghĩa như là các trang mạng hay các ứng dụng giúp cho người sử dụng có thể chia sẽ thông tin hay tham gia vào các trang mạng đó.

Các trang mạng đang thông dụng hiện nay có thể kể tên như Facebook, Twitter, Google Plus and Instagram và nhiều nữa chứ không giới hạn những cái tên vừa kể.

Sự xuất hiện của Facebook có thể nói tạo nên một đời sống mới cho cư dân của hành tinh xanh.

Facebook ngày nay của ông chủ và người sang lập cựu sinh viên Harvard Mark Zukerberg là một công ty với 8000 nhân viên và 48 văn phòng tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Một khi mà bạn sử dụng smartphone để truy cập vào các trang mạng xã hội thì vô hình chung bạn cũng kể cho mọi người biết về bản thân mình.
Chỉ trong vòng 10 năm, từ lúc ra đời đến nay số lương khách hàng sử fụng Facebook lên đến 864 triệu người trên toàn cầu.

Và tại Úc, theo như Giám đốc về chính sách của Australia Facebook, Mia Garlich cho biết thì số lương người sử dụng trang mạng xã hội này ở Down Under tiếp tục gia tăng.

"Tại Úc, có khoảng 13 triệu người sử dụng Facebook trong đó có khoảng 10 triệu người là vô mạng mỗi ngày. Và số lượng người sử dụng thường xuyên tăng 19% mỗi năm", Mia Garlich cho biết.

Giảng viên đại học Queensland về môn Báo chí và Truyền thong, Nicholas Carah nói việc người ta lên mạng chia sẽ tâm tư tình cảm đang trở thành một điều bình thường.

"Khi mà anh muốn mình có bạn thì anh phải tham gia vào các trang mạng xã hội. Nó gần giống như là một nơi để anh có giao tiếp với các mối quan hệ xã hội", Nicholas Carah nói.

Theo ông Carah, việc ra đời của các smartphone đã góp phần gắn chủ nhân của nó với việc vào mạng.

"Các trang mạng xã hội và các smartphone gắn liền với nhau đến nỗi mà cầm điện thoại trong tay là phải vào internet để nối mạng. Và một khi mà bạn sử dụng smartphone để truy cập vào các trang mạng xã hội thì vô hình chung bạn cũng kể cho mọi người biết về bản thân mình."

Và chính vì thế mà một số người cảm thấy không thoải mái về điều đó và quyết định ngưng sử dụng Facebook.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Vienna gọi năm 2013 là năm của các vụ "nhân thân ảo tự sát".

Đóng Facebook như đào mồ chôn một người

Nghiên cứu của họ cho biết những người sau khi nghỉ chơi Facebook có cùng một một số biểu hiện như họ sinh oạt với người thân của mình nhiều hơn, có trách nhiệm với bản thân hơn và tất nhiên cũng có số lượng ít bạn ít hơn.

Những người rời các trang mạng xã hội thường đặc biệt không yên tâm về các chính sách bảo mật của các trang mạng, với một nữa trong số những người "nghỉ chơi" cho hay họ có những quan ngại về việc thông tin cá nhân của họ bị sử dụng như thế nào.

Chuyên gia về Luật không gian mạng tại trường Đại học Nam Úc, Clare Sullian nói những lo ngại về bảo mật cá nhân thường lien quan đến việc gọi là "click contract" trên các website, nôm na như là 'bút sa gà chết".

"Thông thường khi đăng ký sử dụng bạn phải chấp thuận  những điều kiện trang mạng đề ra. Nếu bạn muốn có một tài khoản Facebook bắt buộc bạn phải chấp thuận những điều kiện của họ mà không có ngoại lê."

"Cũng như không có thương thảo như khi bạn ký một hợp đồng với thế giới bên ngoài nơi mà bạn có thể đưa ra ý kiến của mình thích hay không thích một điều khoản nào đó."

"Vì thế điều khoản của các trang mạng xã hội là kiểu "chịu thì chơi không chịu thì thôi". Đó là một một hợp đồng sử dụng ưu tiên cho công ty hơn là cho người sử dụng," bà Sullian nói.
Mọi người công khai chuyện của mình cho một số lượng lớn người, những việc mà từ trước tới giờ vẫn là chuyện riêng tư. Và điều này ít nhiều gì cũng có một ảnh hưởng nhất định lên cuộc sống của họ.
Giải thích điều này thì Mia Garlick từ Facebook Australia cho biết, tương tự như nhiều dịch vụ trực tuyến khác, họ cung cấp dịch vụ cho hàng trăm triêu người trên thế giới, vì thế họ cũng có những điều kiện để mọi người đồng ý khi đăng ký sử dụng, nhưng họ có một vài khác biệt trong cách làm.

"Chúng tôi quan trọng việc mọi người cảm thấy họ kiểm soát được và hiểu được các điều khoản. Vì thế chúng tôi đặt ra việc này vào trong các điều khoản riêng biệt."

Còn đối với Phó Giáo sư David Lindsay thuộc khoa Luật của trường đại học Monash thì Facebook là một trãi nghiệm xã hội to lớn.

"Mọi người công khai chuyện của mình cho một số lượng lớn người, những việc mà từ trước tới giờ vẫn là chuyện riêng tư. Và điều này ít nhiều gì cũng có một ảnh hưởng nhất định lên cuộc sống của họ. Đặc biết đối với những chuyện không hay thì ảnh hưởng lên công việc và đời sống tiêng tư là không tránh khỏi."

Mạng xã hội thay đổi theo thời gian

Có một điều ít ai để ý là những điều khoản sử dụng các trang mạng xã hội thường thay đổi theo thời gian.

Giáo sư Lindsay nói, vì thế người đăng ký phải tự mình đọc hết các điều khoản để biết rằng thông tin cá nhân của mình sẽ được bảo mật đến mức độ nào để biết mà phòng hờ.

Anh thanh niên 26 tuổi Ilya Lanster nói anh từng là người dùng Facebook như điên và chính vì lý do đó mà anh rời Facebook cách đây năm tháng.

"Tôi tham gia vào rất nhiều cái tin từ người khác đăng tải, tôi like rồi bình rồi ôi đủ thứ như điên."

Anh nói khi nghỉ chơi thì anh thấy nhẹ nhõm. Và anh nhận thấy cơn nghiện Facebook của anh cũng biến mất.

"Hồi lúc đầu thì mắc cười lắm là bởi vì tôi cài cái app ứng dụng vào phone của mình và có thói quen nhấn vào app đó mỗi khi cầm lấy phone. Vì thế ngay cả khi tôi đã xóa cái app rồi thì tôi vẫn có thói quen nhấn vào cái khoản trống để lại từ nơi mà cái app từng nằm."

"Và điều này cũng tương tự như với cái app Facebook messenger vậy. Cứ cầm điện thoại lên là nhấn vào app Facebook và app messenger dù không còn gì ở đó, thói quen đến mức vậy đó, rất tức cười."

Khi được hỏi anh có mất sự liên hệ với bạn bè Facebook của mình không thì Lanster cho biết nó cũng không hẳn là một sự mất mát, "Thì mọi người sẽ quên tôi, vậy thôi". 

"Đôi khi tôi tự hỏi ai là người mà tôi thật sự làm cùng và ngược lại. Vì khi anh vào Facebook anh có cảm giác kết nối với đủ mọi người tại mọi thời điểm, anh luôn nhìn thấy họ, biết họ đang làm gì và ở đâu, với cuộc sống của họ."

"Nhưng khi anh không vào mạng nữa thì tất cả mọi thứ đột nhiên trở cắt rời, anh không biết gì về họ nữa, và rồi tôi bắt đầu quên các tên cũng như những thứ liên quan đến họ."

Cô sinh viên vừa mới tốt nghiệp Đại học Rebecca Picallo cũng có cùng cảm nhẹ nhõm như anh Lanster, khi rời Facebook vào đầu năm nay.
Facebook ngốn bao nhiêu là thời gian của tôi. Giờ thì tôi bỏ được rồi thì tôi không còn bị lệ thuộc nữa, tôi có nhiều thời gian cho các công việc khác.
"Đúng thật sự là tôi thấy thảnh thơi bởi vì tôi không còn cảm giác là tôi phải nhìn vào cái điện thoại của mình mọi lúc mọi nơi. Anh biết rồi đó, thức dậy việc đầu tiên là chụp lấy cái điện thoại, vô fay coi chuyện gì xảy ra trên mạng."

"Giờ thì tôi thức dậy thông thả và bắt đầu một ngày như nó nên là thế. Và thật thoải mái khi mình không bị ràng buộc là phải nhìn vào điện thoại."

"Vấn đề lớn nhất đối với tôi khi còn sử dụng Facebook là mất thời giờ quá. Facebook ngốn bao nhiêu là thời gian của tôi. Giờ thì tôi bỏ được rồi thì tôi không còn bị lệ thuộc nữa, tôi có nhiều thời gian cho các công việc khác. Tôi không muốn mình bị nghiện trang mạng xã hội."

Chia tay cách nào

Có hai cách để rời bỏ trang mạng. Hoặc là xóa (delete) account sử dụng hoặc là tạm ngưng hoạt động (deactive).

Khi xóa account thì toàn bộ nội dung trên trang cá nhân cũng sẽ mất theo account. Còn khi tạm ngưng thì khi cho hoạt động lại thì thông tin vẫn nằm đó như trước khi, 'Đó là giúp cho những ai phải suy nghĩ lại tránh khỏi phải bối rối" Mia Garlick nói.

Một cuộc thăm dò từ Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết có đến 61% những người sử dụng mạng xã hội ít nhiều đã từng tạm ngưng hoạt động trong một thời gian từ vài tuần trở lên.

Thế thì trong tương lai mạng xã hội liệu sẽ như thế nào?  

Theo Nicolas Carah từ trường Đại học Queensland thì social media vẫn tiếp tục tăng trưởng và các trang mạng này đang đối mặt với việc làm thế nào để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu  của người sử dụng.

"Trong những năm sắp tới thì các trang mạng xã hội sẽ thống lĩnh thế giới truyền thông. Và thử hình dung trong 5 hay 10 năm tới, đó là một dạng truyền thông mà sẽ không ngừng điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu người sử dụng."

"Điều đó có nghĩa là những sự thay đổi nhằm gắn kết người sử dụng vào các thiết nhiều hơn, lâu hơn, nhiều cách để họ bộc lộ thêm nữa thêm nữa và thêm nữa về bản thân, sở thích, cuộc sống cá nhân với công chúng, và cứ như thế."




Share
Published 19 December 2016 5:00pm
Updated 12 August 2022 4:04pm
By Mai Hoa, Maria Schaller
Source: SBS

Share this with family and friends