Highlights
- Trần Thị Thu Huyền đến Úc bằng thuyền vào năm 2011 và nói rằng cô bị đàn áp tôn giáo tại Việt Nam
- Con gái cô là Isabella đã ở với mẹ trong trung tâm giam giữ người tị nạn kể từ khi chào đời
- Cô Huyền được trả tự do với bridging visa vào ngày thứ Tư 26/8
Trần Thị Thu Huyền và con gái Isabella đã được trả tự do vào hôm qua, sau khi cô Huyền được cấp bridging visa.
Cô Huyền đã được đoàn tụ với chồng mình là Paul Lee vào đúng ngày sinh nhật thứ 34 của anh.
Cháu bé Isabella đã ở với mẹ trong MITA kể từ khi chào đời vào tháng 3/2018.
Cha của cháu, tức anh Paul, sống cách đó chỉ 15 phút, nhưng đã không được gặp vợ và con kể từ tháng Ba năm nay, khi dịch COVID-19 bùng phát và trung tâm không cho phép khách ghé thăm.Cô Huyền cho biết cô được nhân viên gọi đến một cách bất ngờ và thông báo cô được cấp bridging visa (visa chờ hay visa bắc cầu).
Isabella hasn't seen her father since March. Source: Supplied
“Chúng tôi rất vui khi gặp lại chồng tôi và cả gia đình được đoàn tụ bên nhau,” cô Huyền nói với .
“Mọi người đều bật khóc, các nhân viên và tất cả mọi người trong trung tâm giam giữ.”
Luật sư của gia đình là bà Alison Battisson cho biết:
“Khi biết tin, dù là luật sư nhưng chúng tôi đã rơi nước mắt và ôm nhau. Chúng tôi đã dành rất nhiều công sức cho cuộc sống của gia đình này và nhiều người khác.
“Có rất nhiều nhà hoạt động, luật sư và bác sĩ ủng hộ cho việc trả tự do cho Huyền và Isabella. Chúng tôi đã làm việc hơn hai năm cho gia đình này, mà không tính phí, vì một lý do đơn giản là họ xứng đáng được đối xử tốt hơn.
“Isabella xứng đáng có một tuổi thơ bình thường như bao đứa trẻ khác.”
Cô Huyền, 31 tuổi, là một giáo dân Công giáo và nói rằng cô .
Cô đến đảo Christmas bằng thuyền và bị giam giữ hơn một năm trước khi chuyển đến trung tâm giam giữ cộng đồng.
Lúc chuyển đến MITA vào tháng 11/2017, cô Huyền đã có thai được 4 tháng.
Paul Lee đến từ Mauritius và giữ visa 457, đã hy vọng có thể bảo lãnh cho Huyền sau khi kết hôn vào năm 2017, nhưng sau đó phát hiện rằng anh không thể làm điều đó vì cô đến Úc bằng thuyền.
Anh hiện đang trong quá trình nộp đơn xin thường trú.Bà Battisson cho biết tin vui cũng xen lẫn nỗi buồn khi hai người bạn của Isabella là Kopika và Thruincaa – thuộc – vẫn ở lại đảo Christmas cùng cha mẹ của hai cháu.
Isabella with the Biloela sisters when they were previously in the same detention centre. Source: Supplied
“Chúng ta phải nhớ đến gia đình ở Biloela và nhiều người khác, những người bị chia cắt khỏi gia đình và con cái của họ,” bà nói.
Luật sư Battisson nói rằng việc cấp bridging visa cho Huyền có nghĩa là “Huyền và Isabella có thể ở lại Úc một cách hợp pháp trong thời hạn của visa”.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho gia đình này, để họ có thể tiếp tục sống bên nhau như một gia đình.”
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại