NASC, cơ quan quản lý Scamwatch, chuyên thu thập thông tin về các vụ lừa đảo tại Úc, cho biết ngày càng có nhiều kẻ lừa đảo sử dụng các tài khoản giả mạo hoặc bị đánh cắp trên mạng xã hội, các nền tảng và ứng dụng nhắn tin để chiếm đoạt tiền bạc và thông tin cá nhân.
Phúc trình gần đây của NASC cho biết mặc dù số lượng tin nhắn, email và cuộc gọi lừa đảo được ghi nhận nhiều hơn các vụ lừa đảo qua mạng xã hội, nhưng mạng xã hội lại là nơi người Úc dễ bị mắc bẫy nhất.
Từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, có 1.962 người bị lừa tiền trên mạng xã hội, trong tổng số 4.350 vụ lừa đảo qua phương tiện này.
Đứng thứ hai là các vụ lừa đảo thông qua các trang web giả mạo, với 1.110 nạn nhân và tổng thiệt hại lên đến 5,8 triệu đô la.
Theo NASC, các vụ lừa đảo qua mạng xã hội và trang web giả mạo thường khó phát hiện hơn, khiến tỷ lệ nạnnhân mất tiền cao hơn so với các hình thức liên lạc khác.
Lừa đảo qua tin nhắn, điện thoại và email
Dù mạng xã hội là nơi nhiều người bị lừa nhất, nhưng những kẻ lừa đảo qua điện thoại lại chiếm được số tiền lớn hơn từ mỗi nạn nhân.
Trong quý vừa qua, có 588 vụ lừa đảo qua điện thoại khiến các nạn nhân mất tổng cộng 23,9 triệu đô la.
Ngoài ra, hơn 10.000 cuộc gọi lừa đảo, 32.091 tin nhắn lừa đảo và 22.770 email lừa đảo cũng đã được trìnhbáo cho Scamwatch.
NASC cảnh báo rằng trên mạng xã hội, nhữngg kẻ lừa đảo thường mời chào các cơ hội kiếm tiền nhanh chóng, dễ dàng mà không cần nhiều công sức.
Chúng có thể đưa ra các lời mời làm việc nhưng yêu cầu trả phí đào tạo, tham gia các cuộc thi, hoặc đề nghị mua đồ với giá cao mà không cần xem trước.
If someone makes contact on social media about an item you are selling that sounds too good to be true, it may be a scam. Source: Getty / Cavan Images
“Hãy xem tài khoản của họ được tạo từ khi nào, có bao nhiêu người theo dõi, và họ có những hoạt động gì.
“Hãy cẩn thận nếu ai đó đưa ra lời mời làm việc mà không cần phỏng vấn. Hãy tìm hiểu về nhà tuyển dụng hoặc công ty đưa ra lời mời.”
Cảnh giác với những trò lừa đảo trên mạng xã hội
NASC cũng khuyên mọi người nên tìm hiểu kỹ mọi cơ hội đầu tư được quảng cáo trên mạng xã hội, và không nên gửi bất kỳ khoản tiền hoặc thông tin cá nhân nào cho những người chỉ mới gặp trên mạng.
Trung tâm đã gỡ bỏ hơn 200 trang web lừa đảo việc làm trong quý cuối năm 2024.
While fewer Australians are scammed via someone calling them on the phone than through social media, those who are, often lose larger amounts of money. Source: Getty / Diy13
“Bạn có thể nhận được tin nhắn trên mạng xã hội từ một người mà bạn chưa từng quen biết. Kẻ lừa đảo giả vờ là bạn bè, người thân, cố vấn tài chính hoặc đại diện của một doanh nghiệp cung cấp cơ hội việc làm,” NASC cho biết.
“Chúng biết được rất nhiều điều về bạn từ những gì bạn chia sẻ trên mạng xã hội, và sẽ tìm cách thuyết phục bạn chia sẻ thêm thông tin cá nhân.”
Người Úc đã mất hơn 292,5 triệu đô la vì các chiêu trò lừa đảo trong năm 2024.