Nhiều cha mẹ kêu gọi cứu chương trình song ngữ tại trường tiểu học Footscray

Chương trình giáo dục song ngữ Anh Việt (Billingual Immersion Program tại trường tiểu học Footscray là chương trình giáo dục đặc biệt nhất trên toàn nước Úc. Có hơn 80% học sinh thuộc tất cả mọi nguồn gốc sắc tộc, không riêng học sinh gốc Việt đã theo học chương trình này từ gần 30 năm qua. Thế nhưng một ngày, mọi chuyện thay đổi...

SBS

Footscray Primary School Source: Footscray Primary School

LISTEN TO
http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160920_557943.mp3 image

http://audiomedia-sbs.akamaized.net/vietnamese_160920_557943.mp3

11:02
Chương trình giáo dục song ngữ (Billingual Immersion Program) Anh Việt tại trưởng tiểu học Footscray được rất nhiều phụ huynh ủng hộ. Đây là trường tiểu học duy nhất trên toàn nước Úc áp dụng chương trình giáo dục đặc biệt và được công nhận là rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ.

Có hơn 80% học sinh thuộc tất cả mọi nguồn gốc sắc tộc, không riêng học sinh gốc Việt đã theo học chương trình này từ gần 30 năm qua.

Mới đây, Ban giám đốc trường Footscray PS đã bất ngờ quyết định từ niên khóa tới 2017 chương trình Billingual Immersion Program này sẽ bị hủy bỏ , và bị thay thế bằng chương trình dạy Ngoại ngữ LOTE (Language Other Than English).

Hội phụ huynh học sinh tại trường tiểu học Footscray đã mở chiến dịch kêu gọi phụ huynh và cộng đồng ủng hộ ký tên vào yêu cầu Ban giám hiệu phải hủy bỏ quyết định này, mở một chương trình tham vấn ý kiến của phụ huynh, cộng đồng và các chuyên gia về giáo dục, ngôn ngữ trước khi đưa ra quyết định.
SBS
Footscray Primary School Source: Footscray Primary School
Anh Hoàng Nguyễn, một phụ huynh có con đang học tại trường tiểu học Footscray cho SBS biết anh ngỡ ngàng trước quyết định của nhà trường: "Trường đổi chương trình mà không thông báo cho phụ Huynh biết".

Chị Vi Bùi, một phụ huynh khác chia sẻ chị vô cùng tức giận trước thái độ thiếu tôn trọng và câu trả lời không thỏa đáng của thầy hiệu trưởng.

"Tôi chọn ngôi trường này vì chương trình giáo dục rất khác, học tiếng Việt cùng với các môn khoa học, làm toán, nghệ thuật. Nếu không thì tôi đã chọn một ngôi trường khác cho con mình rồi. Khi tôi đặt câu hỏi thì thầy hiệu trưởng nói đó là vấn đề giáo dục và cho là các phụ Huynh không hiểu gì hết", chị Vi Bùi cho biết.

Chị Anh Thư Nguyễn cũng chia sẻ cảm xúc tương tự: "Tôi rất buồn và cảm thấy bực. Tôi muốn con của mình hiểu về văn hóa và truyền thong Việt Nam. Mới đây trường tổ chức tết trung thu cho các em, nhìn các em rước lồng đèn, đánh trống cơm, tôi rất xúc động".

Điều quan trọng là không chỉ các bậc phụ huynh gốc Việt mới quan tâm đến chương trình này mà nhiều phụ huynh thuộc các nguồn gốc sắc tộc khác cũng đánh giá cao các chương trình song ngữ bilingual và ý nghĩa đẹp đẽ của tiếng Việt.

Nick Cowall, một phụ huynh gốc Nga có hai đứa con là Sophie và Nicholas đang theo học tại trường tiểu học Footscray tâm sự gia đình anh sống ở Footscray và mong muốn con hiểu về văn hóa cũng như cộng đồng Việt.

"Tôi có hai đứa con hiện đang học tại trường tiểu học Footscray. Việc nhà trường dẹp bỏ chương trình song ngữ là một quyết định sai lầm, không chỉ ảnh hưởng việc học của con tôi mà nhiều em khác nữa.

Tôi là môt người có thể nói hai ngôn ngữ. Bên cạnh tiếng Anh, tôi còn nói tiếng Nga. Tôi nói tiếng Nga với con tôi ở nhà. Thật là tuyệt vời khi có một ngôi trường ở gần nhà dạy chương trình song ngữ, tôi chọn trường Footscray cho con là vì chương trình song ngữ. Văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam thật tuyệt vời và đáng để học hỏi", Nick Cowall cho biết.

"Chị tôi đang sống ở Hà Nội và là giáo viên dạy tiếng Anh. Tôi nghĩ rằng biết được cả tiếng Latinh và tiếng Việt, một ngôn ngữ Châu Á là điều tuyệt vời. Chúng tôi đang sống ở Footscray, trái tim của cộng đồng người Việt. Vậy thì tại sao lại không học tiếng Việt chứ", anh Nick Cowall chia sẻ thêm.

Nicholas và Sophie, hai đứa con của anh Nick Cowall hát một bài hát tiếng Việt được dạy ở trường
Không ít người quan niệm học song song hai ngôn ngữ ở lứa tuổi bắt đầu đến lớp có thể khiến trẻ bị lẫn lộn, cản trở bé trong việc hình thành ngôn ngữ đọc và viết. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy học song ngữ mang đến những lợi ích bất ngờ.
"Chúng ta đang sống trong một xã hội đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Rất nhiều người trên thế giới này nói được nhiều hơn một ngôn ngữ. Do đó nếu chúng ta giới hạn việc học ngôn ngữ của con trẻ, cũng chính là giới hạn cơ hội của chúng". Nick Cowall
Theo thống kê trên thế giới, số người nói đa ngôn ngữ nhiều hơn số người nói một ngôn ngữ. Trẻ em có thể học ngoại ngữ từ rất sớm, ngay cả khi bố mẹ không biết nói thứ tiếng đó.

Chị Vi Bùi chia sẻ có nhiều phụ huynh thuộc nguồn gốc khác rất mong muốn con biết thêm một ngôn ngữ.

"Chúng ta sống trong xã hội đa văn hóa, nên cha mẹ Tây cũng muốn con mình ra chợ Footscray có thể giao tiếp tiếng Việt với mọi người. Họ muốn con họ biết thêm một ngôn ngữ nữa và cảm thấy tự hào về chuyện này."

Bé Molly Carr đang tập nói tiếng Việt cùng mẹ
Chị Vi Bùi chia sẻ lợi ích của chương trình song ngữ Anh Việt bilingual, đặc biệt sự khác nhau giữ chương trình Bilingual và LOTE.

"Với chương trình Bilingual, các em được học 5 giờ tiếng Việt ở trường. Không phải học tiếng Việt theo kiểu học ngoại ngữ, mà các em học toán, khoa học, văn hóa bang tiếng Việt. Trong khi các chương trình Lote chỉ dạy tiếng Việt mỗi tuần 2 tiếng như ngoại ngữ mà thôi".

Chị Anh Thư Nguyễn cho SBS biết chỉ có 8% phụ huynh của ngôi trường này là người Việt. Những phụ huynh thuộc các nguồn gốc khác đều ủng hộ con họ học tiếng Việt.

Ngay sau khi các bậc phụ huynh cùng ngồi lại với nhau và thực hiện kháng thư online petition, họ đã nhận được sự ủng hộ lớn từ cộng đồng và thu thập được gần 600 chữ ký, và khiến trường phải xem xét lại việc dẹp bỏ chương trình song ngữ.

Tuy các bậc phụ huynh đều tỏ ra lo lắng và hồi hộp chờ đợi quyết định chính thức của nhà trường.

Anh Hoảng Nguyễn cho biết: "Kháng thư của chúng tôi nhận được sự ủng hộ của cộng đồng, điều nay gây áp lực buộc nhà trường phải tham vấn lại với phụ huynh".

Chị Anh Thư Nguyễn mong muốn nhà trường tiếp tục giữ lại chương trình song ngữ và sẽ đấu tranh tới cùng để con mình tiếp tục được học tiếng Việt tại trường tiểu học Footscray. Trong khi đó chị Vi Bùi cho rằng kháng thư đã có ý nghĩa khi buộc nhà trường phải "suy nghĩ lại".

"Thứ Sáu tuần trước, cô thư ký của thầy hiệu trưởng gửi thư cho phụ huynh báo rằng trường sẽ tiếp tục dạy chương trình Bilingual vào năm 2017, nhưng chúng tôi vẫn chưa biết hình thức thế nào và vẫn đang chờ đợi câu trả lời chính thức của nhà trường sau kỳ nghỉ của học sinh", chị Vi Bùi cho biết.
SBS
A message from Footscray PS's Principal. Source: Supplied

Share
Published 20 September 2016 5:51pm
Updated 20 September 2016 7:45pm
By Bích Ngọc

Share this with family and friends