Feature

Những người đã nhiễm COVID-19 có cần tiêm vắc-xin?

Ngày càng có nhiều người Úc phát triển khả năng miễn dịch tự nhiên với COVID-19 sau khi mắc bệnh, nhưng liệu họ có cần tiêm vắc-xin? Và liệu họ có được hưởng các “quyền tự do” giống với những người đã chủng ngừa đầy đủ hay không?

SBS News graphic

Both the COVID-19 infection and the vaccine give the body antibodies. Source: SBS News

Virus hay vắc-xin mang lại khả năng miễn dịch cao hơn?

Cả COVID-19 và vắc-xin đều cung cấp cho cơ thể các tế bào bạch cầu và kháng thể bảo vệ chống lại virus trong một khoảng thời gian.Thế nhưng nhiều quốc gia trên thế giới vẫn khuyên người dân của họ nên tiêm phòng bất kể là đã nhiễm bệnh hay chưa. 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết  có thể phát hiện được trong vòng bốn tuần kể từ khi nhiễm bệnh. Trong hầu hết trường hợp, “phản ứng miễn dịch vẫn mạnh mẽ và bảo vệ chống lại sự tái nhiễm trong ít nhất sáu đến tám tháng sau khi nhiễm trùng”.

Sức mạnh và thời gian của các phản ứng miễn dịch khác nhau tùy theo độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Úc đồng ý rằng việc nhiễm COVID-19 cung cấp một mức độ miễn dịch tương tự như vắc-xin trong vài tháng đầu tiên, mặc dù nó cũng có thể phụ thuộc vào vắc-xin.

“Rất có khả năng nếu bạn có các triệu chứng của COVID, bạn sẽ không bị tái nhiễm trong sáu tháng,” Giáo sư Tony Cunningham, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Virus tại Viện Nghiên cứu Y khoa Westmead ở Sydney cho biết.

“Bạn sẽ có mức độ phản ứng rất tốt đối với khả năng miễn dịch, điều này cũng tốt như việc bạn thực sự được chủng ngừa đầy đủ và tiêm nhắc lại liều thứ ba.”

Còn  thì cho rằng trên thực tế, việc chủng ngừa đầy đủ có thể bảo vệ tốt hơn so với việc nhiễm virus. 

CDC trích dẫn một nghiên cứu cho thấy những người chưa chủng ngừa mà bị nhiễm COVID-19, thì có nguy cơ tái nhiễm cao gấp hai lần so với những người đã được chủng ngừa đầy đủ.

Việc chủng ngừa quá sớm sau khi nhiễm COVID-19 có nguy hiểm không?

Giới chức y tế khuyên người dân không nên đi chủng ngừa khi họ đang có các triệu chứng của COVID-19. Hành động này được coi là vô nghĩa, vì việc nhiễm trùng đã tạo ra một phản ứng miễn dịch. 

Nó cũng khiến nhân viên y tế có nguy cơ nhiễm virus, và gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Nhóm Cố vấn Kỹ thuật về Tiêm chủng Úc (ATAGI) cho biết  ở những người đã từng nhiễm COVID-19.

ATAGI cũng cho rằng việc xét nghiệm người dân trước khi tiêm chủng là “không cần thiết và cũng không được khuyến khích”.

Bao lâu sau khi nhiễm COVID-19 thì mới nên đi chủng ngừa?

Tại Hoa Kỳ, nơi số ca nhiễm hàng ngày tương đối cao, CDC khuyên mọi người nên  trước khi đi tiêm chủng.

Tại Úc, nơi số ca nhiễm hàng ngày thấp hơn, ATAGI khuyên mọi người nên đợi sáu tháng.

“Bằng chứng cho thấy việc nhiễm trùng trong quá khứ làm giảm nguy cơ tái nhiễm trong ít nhất sáu tháng.”

Giáo sư Cunningham đồng ý với lời khuyên này, đồng thời nói thêm rằng mức độ nhiễm trùng càng nặng thì mức độ miễn dịch càng cao.

“Chắc chắn bạn không cần chủng ngừa trong vòng sáu tháng đầu tiên sau khi có triệu chứng COVID. Tại sao phải chủng ngừa khi không cần thiết?” ông nói.

Tuy nhiên, ông khuyến khích những người dễ bị tổn thương nên cân nhắc việc chủng ngừa trong sáu tháng, bao gồm những người bị suy giảm miễn dịch và những người trên 70 tuổi, vốn phát triển ít kháng thể hơn.

Những người có khả năng miễn dịch tự nhiên với COVID-19 có nên được trao các “quyền tự do” giống như những người đã chủng ngừa không?

Một số quốc gia trên thế giới tin rằng những người có khả năng miễn dịch tự nhiên nên được hưởng các “quyền tự do” tương tự như những người đã được bảo vệ bằng vắc-xin.

Hộ chiếu vắc-xin của EU đang được áp dụng cho tất cả 27 quốc gia thành viên, được cấp cho những người đã chủng ngừa, có xét nghiệm âm tính với COVID-19, hoặc đã khỏi bệnh gần đây. Bất cứ ai có hộ chiếu này đều được miễn xét nghiệm hoặc cách ly khi đi lại giữa các nước trong khối.

Tuy nhiên tại Úc, vẫn chưa có lời hứa nào về việc nới lỏng các hạn chế đối với những người có khả năng miễn dịch tự nhiên.

Mô hình của Viện Doherty gợi ý rằng tất cả người dân Úc – bất kể tình trạng tiêm chủng – sẽ được tiếp cận với các “quyền tự do” khi nước này đạt được mục tiêu chủng ngừa từ 70% đến 80% cho những người tự 16 tuổi trở lên.

Thế nhưng việc quyết định chính sách phụ thuộc vào từng chính phủ tiểu bang và lãnh thổ.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 15 September 2021 11:29pm
Updated 12 August 2022 2:59pm
By Caroline Riches, Đăng Trình

Share this with family and friends