Highlights
- Viện nghiên cứu Grattan đang yêu cầu chính phủ xem xét cải tổ chương trình di dân tay nghề.
- Phúc trình đề xuất chính phủ nên chuyển hướng ưu tiên cho các di dân trẻ thu nhập cao thay vì di dân lớn tuổi, thu nhập thấp và có hạn chế về tiếng Anh.
- Chính phủ đã có điều tra về chương trình di dân tay nghề, dự kiến hạn chót có kết quả vào tháng Bảy.
“Chương trình di dân tay nghề đã đi sai hướng”
Viện Grattan, viện nghiên cứu của Úc về các chính sách công, đã có đề xuất rằng hệ thống di dân tay nghề của Úc cần được cải tổ để ưu tiên cho những di dân trẻ, đồng thời những loại visa đầu tư kinh doanh nên bị bãi bỏ. Những thay đổi này nếu được thực hiện nó sẽ giúp đem về hàng tỷ đô la mỗi năm cho quốc gia.
Phúc trình của viện Grattan được công bố vào thứ Hai 30/5, trong đó nói rằng việc chính phủ cho thêm nhiều suất cho visa đầu tư kinh doanh và tài năng là “một hướng đi sai”, bởi nó đã lấy mất chỗ của những người muốn xin visa định cư tay nghề, là những người trẻ hơn và có thu nhập cao trong dài hạn.
Có hơn ¼ visa tay nghề thường trú hiện đang được chuyển sang cho đầu tư kinh doanh và thu hút tài năng quốc tế, cơ quan nghiên cứu độc lập này cho biết.
Phúc trình cũng tiết lộ chính phủ đã lên kế hoạch tăng số lượng visa chủ nhân bảo lãnh người lao động thêm 1,500 suất, visa tay nghề độc lập thêm 1,000 suất, và hạng mục vùng nông thôn thêm 1,950 suất, trong khi đó số visa Sáng kiến Kinh doanh (Business Innovation) và Tài năng quốc tế (Global Talent) giảm mỗi loại 2,500 và 4,000.
Thế nhưng ông Brendan Coates, giám đốc chương trình chính sách kinh tế viện Grattan, đồng tác giả của phúc trình, nói rằng rất khó cho di dân đủ điều kiện để đi theo diện chủ nhân bảo lãnh, vì những người chủ thường chỉ thích nhận người có kinh nghiệm làm việc trong nước.
“Di dân tay nghề phải trả tiền thuế nhiều hơn những phúc lợi xã hội mà họ được nhận”
“Một khi mở cửa biên giới, Úc nên chọn các di dân tay nghề thường trú vì lợi ích kinh tế lâu dài,” Brendan Coates, giám đốc chương trình chính sách kinh tế viện Grattan, đồng tác giả của phúc trình.
“Di dân tay nghề thường là những người trẻ hơn, nhiều kỹ năng hơn và có thu nhập cao hơn người Úc trung bình, do đó họ sẽ tạo ra lợi tức tài chính cho người Úc vì họ phải trả tiền thuế nhiều hơn những phúc lợi xã hội mà họ nhận được trong suốt cuộc đời.”
Các loại visa Sáng kiến Kinh doanh và Đầu tư hiện đang dành cho những người có hoạt động kinh doanh ở Úc, và đương đơn thường là người lớn tuổi hơn, còn visa Tài năng Toàn cầu là những người mà nghề nghiệp của họ được quốc tế công nhận.
Viện Grattan nói rằng các loại visa Sáng kiến Kinh doanh và Đầu tư nên bị dẹp bỏ vì chỉ có rất ít nhà đầu tư có cấp vốn cho các dự án.
Trong khi đó, theo phúc trình, visa Tài năng toàn cầu – từ một chương trình thử nghiệm nay đã được dành cho 11,000 chỗ trong tài khóa 2020 – 21, nhưng giá trị của visa này lại không được chứng minh.
Ngoài ra phúc trình của Viện Grattan cũng đề xuất nhiều thay đổi cho chương trình di dân.
Trong đó có đề xuất nên dẹp bỏ danh sách ngành nghề - thứ làm hạn chế di dân tay nghề, và tăng mức yêu cầu thu nhập đối với visa chủ nhân bảo lãnh cho mọi ngành nghề từ $53,900 lên $80,000 một năm.
“Những thay đổi này sẽ nhắm vào những người sở hữu các kỹ năng có giá trị nhất và có thể giúp tăng ngân sách lên ít nhất $9 tỷ mỗi năm,” phúc trình có viết.
“Một điều tích cực có thể thấy được từ đại dịch COVID-19 đó là cơ hội duy nhất để nước Úc tái lập lại và cải thiện hệ thống di dân tay nghề,” ông Coates nói.
“Phúc trình của chúng tôi cho thấy chúng ta có thể nắm bắt cơ hội này như thế nào để đưa nước Úc lên một vị trí tốt hơn, đối với những người chúng ta, những người đã sống ở Úc và cả những người có ước mong được định cư ở Úc.”
Trong ngân sách liên bang tháng Năm, chính phủ đã khẳng định sẽ đóng biên giới quốc tế cho đến ít nhất là giữa năm 2022, điều khiến cho nước Úc sẽ mất thêm 96,600 di dân trong năm nay.
Chương trình di dân sẽ vẫn duy trì ở mức 160,000 chỗ trong tài khóa 2021 – 22, và ước tính ngân khố cho thấy phải mất ít nhất 2 năm để chương trình di dân có thể quay lại mức trước đại dịch.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại