Đồng loạt tăng giá điện từ 1/7: Hy sinh bữa ăn và bớt đi khám bệnh để trả tiền điện

Các hãng AGL, EnergyAustralia và Origin là 3 công ty đang kiểm soát hơn 90% thị trường bán lẻ ở NSW cho hay mức tăng giá điện trung bình sẽ là 17% trong năm tới.

What a shocking bill

What a shocking bill Source: iStock

Theo , cuối cùng thì 3 nhà bán lẻ năng lượng quan trọng tại Úc đã tiết lộ mức giá mới.

Origin thông báo, kể từ ngày 1/7 này, công ty này sẽ tăng giá điện thêm 16,1% - tương đương với việc mỗi gia đình Úc trung bình mất thêm 310 đô la/ một năm cho tiền điện.

Lần tăng giá này cũng không chừa các khách hàng ở NSW đang sử dụng điện của các hãng AGL, EnergyAustralia hoặc Origin, 3 công ty đang kiểm soát hơn 90% thị trường bán lẻ của tiểu bang.

Mức tăng giá điện trung bình sẽ là 17% trong năm tài chính kế tiếp. Năm ngoái, mức tăng là 8%.

Tấm bill tiền điện ngày càng ‘nặng’?

Mức tăng bình quân vừa được công bố từ 16 đến 17% đó là với đa số các hộ gia đình có mức sử dụng điện năng bình thường , còn nếu dùng nhiều thì tăng khá đáng ngại.

Báo Sydney Morning Herald có trích một thông báo của EnergyAustralia gửi đến một gia đình ở Randwick, với một bản kế hoạch căn bản về sử dụng điện.

Theo đó, tính tất cả chi phí điện năng thì nếu gia đình này sử dụng mức cao nhất là 11 kilo watt giờ thì trong lượng điện 11 kilo watt giờ tiếp theo họ sẽ bị tính tiền là 32 cents cho một kilo watt giờ điện, với mức giá này thì có nghĩa là gia đình đó phải chịu mức tăng giá là 29.2%.

Chính những thông tin này đã khiến cho Hội đồng Dịch vụ Xã hội NSW khẳng định rằng chi phí các dịch vụ thiết yếu tăng vọt sẽ đẩy "nhiều hộ gia đình đến tình trạng khủng hoảng”.

Thắt lưng buộc bụng để trả bill tiền điện

Thậm chí, đợt tăng giá điện này đang khiến nhiều người khó khăn phải thắt lưng buộc bụng, cắt giảm các chi phí khác để bù đắp.

Theo khảo sát của Hội đồng Dịch vụ Xã hội NSW, thực hiện với 440 người sống dưới mức nghèo khổ, thì 36 phần trăm từ bỏ việc chữa trị nha khoa, 25 phần trăm hủy bỏ việc đi khám bác sĩ, và 22 phần trăm thậm chí phải giảm bớt một bữa ăn mỗi ngày, chỉ để gom đủ tiền trả hóa đơn tiền điện.

Giám đốc điều hành của Hội đồng Dịch vụ Xã hội NSW, Tracy Howe, cho biết đã nghe nói có người phải giảm sử dụng điện năng xuống dưới mức tiêu chuẩn bình quân của cộng đồng.

Bà cũng đã nghe nói về những người sau đó còn mắc nợ, bán đồ dùng cá nhân và bán cả những thứ không cần thiết cho hộ gia đình.

Cũng theo bà Howe, phải chứng kiến các gia đình trong tiểu bang NSW đấu tranh tìm mọi cách để còn giữ được thức ăn trên bàn chỉ vì tiền điện tăng cao quá là điều không thể chấp nhận được.

Các nhà bán lẻ điện làm gì cho khách hàng?

Hãng Origin đưa ra lý do đến từ những đối thủ của mình, họ đổ lỗi cho sự gia tăng của thị trường năng lượng chuyển đổi của Úc và tăng giá điện bán buôn. Origin thì vẫn tuyên bố là giá cả của họ là cạnh tranh.

"Chúng tôi đang bảo vệ những khách hàng dễ bị tổn thương nhất của mình vì giá điện tăng, bằng cách bảo đảm rằng những người trong chương trình Harship Program của chúng tôi sẽ không phải trả tiền điện theo giá này," ông Jon Briskin, trưởng bộ phận bán lẻ của Origin nói.

Thế nhưng, thực tế thì Origin cũng đã tăng giá gas thêm 8,5% - tương đương 77 đô la một năm với khách hàng trung bình ở nông thôn.

Mức tăng tiền Gas với các khách hàng doanh nghiệp nhỏ là 6,3% hoặc 343 đô la một năm.

Mức tăng giá Gas trung bình, mà cả 3 nhà cung cấp chủ yếu tại Úc là 8,1%.

Ông Gavin Dufty từ St Vincent de Paul cho Sydney Morning Herald biết về mối lo ngại và căng thẳng của các hộ gia đình khi đối mặt với việc tăng giá năng lượng tại Úc.

"Các gia đình sẽ bị căng thẳng hơn và sẽ không thể trả được tiền bill điện vào ngày đáo hạn và họ sẽ nhận được thư thúc giục.”

“Điều này có nghĩa là nhiều người sẽ không chỉ phải đối mặt với các hóa đơn lớn hơn mà còn mất đi quyền được giảm giá theo thời gian.”

“Nếu các công ty bán lẻ điện năng thực sự quan tâm đến khả năng chi trả của khách hàng, họ sẽ suy nghĩ lại cấu trúc để mọi người không phải trả phí bổ sung," ông Dufty nói.

Được biết, sự gia tăng giá xảy ra theo sau việc công bố bản đánh giá về thị trường điện năng Úc vốn được trông chờ từ lâu của khoa học gia đầu ngành Alan Finkel.

Bản phúc tình này vạch ra một kế hoạch để giảm phát thải khí carbon, cải thiện độ tin cậy của nguồn cung cấp và giảm tiền điện, thế nhưng chính cái gọi là ‘Mục tiêu Năng lượng Sạch’ đã gây ra vết rạn nứt trong nội bộ Đảng Tự do.

 


Share
Published 19 June 2017 8:23pm
Updated 19 June 2017 8:29pm
By Xuân Ngọc

Share this with family and friends