Trong một nỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Trữ kim (RBA) đã tăng lãi suất tiền mặt lên 4,35%.
Trước đó, RBA đã tăng lãi suất 12 lần từ tháng 5/2022 đến tháng 6/2023.
Nếu các ngân hàng chuyển khoản tăng này sang người tiêu dùng, quyết định này sẽ làm tăng thêm $84 vào số tiền phải trả hàng tháng cho khoản vay $500.000 trong 30 năm.
Tổng cộng, những người đi vay hiện đang phải trả thêm gần $1.300 so với trước khi lãi suất bắt đầu tăng vào tháng Năm năm ngoái.
Source: SBS
Tuy nhiên, dữ liệu được công bố hồi tháng trước cho thấy áp lực giá cả dai dẳng đã khiến mốc thời gian đưa lạm phát trở lại mục tiêu vào năm 2025 của RBA bị nghi ngờ.
Lạm phát đã vượt qua đỉnh điểm mặc dù mức tăng hàng năm 5,4% tính đến quý 3/2023 vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu 2-3% của RBA.
Consumer prices rose 1.2 per cent over the three months to September, making a 5.4 per cent increase over the past 12 months. Source: SBS
Thống đốc RBA Michele Bullock nói rằng có thể vẫn còn nhiều đợt tăng nữa.
“Việc có cần thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ để bảo đảm lạm phát trở lại mục tiêu trong một khung thời gian hợp lý hay không sẽ phụ thuộc vào dữ liệu và đánh giá rủi ro ngày càng tăng,” bà nói.
Tổng trưởng Ngân khố Jim Chalmers cho biết lần tăng lãi suất tiền mặt mới nhất sẽ “khiến cuộc sống của những người vốn đang gặp khó khăn trở nên chật vật hơn”.
“Chúng tôi đang nỗ lực hết mình với tư cách là một chính phủ khi giải quyết thách thức lạm phát này, triển khai các biện pháp cứu trợ chi phí sinh hoạt theo cách gây áp lực giảm lạm phát thay vì tăng thêm thách thức lạm phát của chúng ta,” ông nói.
Nhà kinh tế trưởng của KPMG, ông Brendan Rynne, nhận định việc tăng lãi suất tiền mặt là một quyết định hợp lý.
Tuy nhiên, ông cho biết lãi suất cao hơn sẽ không có tác dụng hoặc không ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ đang chịu lạm phát nhanh nhất, chẳng hạn như xăng, năng lượng và tiền thuê nhà.