Dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đã được Hạ viện thông qua vào ngày 7/12/2017, điều đó có nghĩa là kể từ tháng 1/2018, các cặp đồng giới sẽ có thể kết hôn hợp pháp.
Đây là kết quả của cuộc bỏ phiếu qua đường bưu điện về Hôn nhân đồng giới với tỷ lệ 61.6% trả lời ‘YES’, nghĩa là đồng ý với dự luật.
Và nay, Úc đã trở thành quốc gia thứ 26 hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
Cùng nhìn lại thế giới có bao nhiêu quốc gia đã công nhận hôn nhân đồng giới là hợp pháp
Hòa Lan - 2001
Hòa Lan là quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép các cặp đồng giới kết hôn, ly hôn và nhận con nuôi.
Gert Kasteel và and Dolf Pasker là cặp đồng tính đầu tiên trên thế giới kết hôn vào năm 2001 tại Hòa Lan. Source: AP
Bỉ - 2003
Quốc hội Bỉ đã thông qua dự luật hôn nhân đồng giới năm 2003, và đến năm 2006 thì cho phép các cặp đồng giới nhận con nuôi.
Tây Ban Nha và Canada – 2005
Canada là quốc gia ngoài châu Âu đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Quốc hội đã thông qua dự luật mặc dù trước đó vấp phải sự phản đối quyết liệt của Đảng Bảo thủ và giáo hội Công giáo.
Quốc hội Tây Ban Nha cũng trở thành quốc gia thứ 4 ở châu Âu công nhận quyền bình đẳng hôn nhân cho các cặp đồng tính vào năm 2005, bất chấp sự phản đối kịch liệt của giáo chức Công giáo dẫn đến biểu tình ở Madrid.
Nam Phi – 2006
Năm 2005, Tòa án Nam Phi ra phán quyết việc cản trở hôn nhân đối với những người đồng tính là phân biệt và trái với hiến pháp.
Đây cũng là quốc gia duy nhất ở châu Phi chấp nhận hôn nhân đồng giới. Dự luật được thông qua với sự ủng hộ rộng khắp.
Source: AP
Na Uy và Thụy Điển – 2009
Quốc hội Na uy bị chia rẽ sâu sắc vì vấn đề này, nhưng rốt cuộc, vào năm 2009, quốc gia cũng đã cho phép các cặp đồng giới được kết hôn và nhận con nuôi.
Năm 2017, nhà thờ giáo hội Luther đã bỏ phiếu trao quyền cho các mục sư được làm chủ hôn cho đám cưới đồng giới.
Cùng năm này, Quốc hội Thụy Điển cũng thông qua dự luật.
Bồ Đào Nha, Iceland và Argentina – 2010
Theo luật Hôn nhân sửa đổi của Bồ Đào Nha được thông qua hồi năm 2010, nước này cho phép kết hôn đồng giới, nhưng không cho phép họ nhận con nuôi.
Thủ tướng Iceland, bà Johanna Sigurdardottir kết hôn với người bạn đồng giới vào tháng 6/2010 ngay khi luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới bắt đầu có hiệu lực. Những cặp đồng giới ở Iceland phải chung sống với nhau ít nhất 5 năm mới có quyền nhận con nuôi.
Argentina là quốc gia đầu tiên ở Nam Mỹ cho phép các cặp đồng giới kết hôn và nhận con nuôi sau khi luật về hôn nhân đồng giới được thông qua vào tháng 7/2010.
Thủ tướng Iceland Johanna Sigurdardottir Source: AAP
Đan Mạch – 2012
Kể từ năm 1989, Đan Mạch đã công nhận một số quyền của người đồng tính. Nhưng mãi đến tháng 6/2012, nước này mới thông qua luật cho phép kết hôn đồng giới.
Pháp, Brazil, Uruguay và New Zealand – 2013
Vào tháng 4/2013, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và cho phép xin con nuôi, với 331 phiếu thuận và 225 phiếu chống.
Uruguay trở thành quốc gia thứ hai ở Nam Mỹ sau Argentina hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
New Zealand trở thành quốc gia thứ 13 trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, sau khi Quốc hội nước này thông qua dự luật cho phép các cặp đồng tính kết hôn với 77 phiếu thuận và 44 phiếu chống.
Brazil là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua phán quyết của Tòa án chứ không thông qua dự luật.
Anh Quốc – 2014 (ngoại trừ Bắc Ireland)
Ireland, Hoa Kỳ và Luxemburg – 2015
Năm 2015, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ra phán quyết Hiến pháp phải bảo vệ quyền được kết hôn của mọi công dân, bất kể giới tính nào.
Cùng năm đó, Ireladn trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới thông qua bỏ phiếu.
Quốc gia có phần lớn dân số theo đạo Công giáo này đã bỏ phiếu ủng hộ hôn nhân đồng giới với tỷ lệ ủng hộ 62%.
Quốc hội Luxemburg cũng ủng hộ cho phép người đồng giới kết hôn và nhận con nuôi từ năm 2014, và đến 1/1/ 2015 luật mới bắt đầu có hiệu lực. Chưa đầy 4 tháng sau đó, Thủ tướng Xavier Bettel của Luxemburg kết hôn với bạn trai, Gauthier Destenay.
Colombia và Greenland – 2016
Tòa án tối cao Colombia đã ra phán quyết rằng Hiến pháp quốc gia này phải bảo đảm quyền của người đồng giới cũng giống như các công dân khác.
Vào cùng năm, Quốc hội Greenland đồng thuận thông qua luật hôn nhân đồng giới theo chân quốc gia mẹ là Đan Mạch.
Phần Lan, Slovenia, Malta, Đức và Úc - 2017
Năm 2017 quả là một năm may mắn cho những cặp đồng giới khi có đến 4 quốc gia hợp pháp hóa quyền kết hôn.
Và tại Úc, hàng ngàn cặp đồng tính đã kết hôn ở ngoại quốc ngay lập tức được đầy đủ quyền lợi theo luật, nhưng các cặp chưa kết hôn thì phải đợi đến tháng 1/2018 mới có thể tổ chức đám cưới.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại