Một cậu bé 10 tuổi đi du lịch Vũ Hán cùng gia đình, ở ngay tâm điểm đại dịch Covid-19.
Sau khi quay về nhà ở Thâm Quyến, cả năm người lớn trong gia đình cậu bé đều bị sốt cao, viêm họng, tiêu chảy và viêm phổi.
Nhiều ngày trôi qua mà cậu bé vẫn không cho thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên kết quả chụp X quang vùng ngực của cậu bé cho thấy phổi của cậu có dấu hiệu bị viêm vì nhiễm virus. Trường hợp này đã được công bố trong tạp chí y khoa uy tín The Lancet.
Đây có phải là một bí ẩn khó lý giải đối với các nhà khoa học nghiên cứu về coronavirus trên thế giới? Tại sao không có nhiều trẻ em bị mắc bệnh vì nhiễm coronavirus?
Highlights:
- Chưa tới 1% trẻ em dưới 9 tuổi bị nhiễm coronavirus, nếu nhiễm thì chỉ là sổ mũi và ho.
- Quan trọng là cần xác định liệu trẻ em có phải là nguồn lây lan tiềm ẩn của Covid-19 hay không.
- Kinh nghiệm từ đại dịch SARS và MERS cho thấy không có trẻ em hay thiếu niên tử vong vì coronavirus.
Loại coronavirus mới này đã gây nhiễm lên 90,000 người và hơn 3000 trường hợp đã tử vong, với số liệu tử vong ở nam giới cao hơn một chút so với nữ giới.
Trong 44,000 trường hợp ở Trung Quốc, chưa tới 1% trẻ em dưới 9 tuổi bị nhiễm bệnh. Cho tới nay chưa có trẻ em bị qua đời vì virus này. Những tài liệu thu thập được cũng cho thấy những trường hợp nặng nhất của trẻ nhỏ bị nhiễm virus chỉ là sổ mũi và ho.
Trưởng ban Y tế chính phủ Brendan Murphy ghi nhận điều này trong phát biểu cập nhật tình hình dịch bệnh hôm qua thứ Ba.
“Tôi nghĩ các bằng chứng khắp thế giới đều cho rằng khi trẻ em bị nhiễm bệnh, chỉ cho thấy các triệu chứng nhẹ, thậm chí rất nhẹ đến mức chúng hầu như không có dấu hiệu rõ rệt.”
Giáo sư Allen Cheng là giám đốc khoa phòng ngừa sự truyền nhiễm, tại cơ quan Y Khoa Alfred, Melbourne, đã nghiên cứu sự lan rộng của coronavirus và nghi ngờ hai khả năng.
"Thứ nhất, đơn giản là số ca ít ỏi ở trẻ em cho thấy hầu như chúng có thể không bị ảnh hưởng chút nào bởi coronavirus. Hai là trẻ em vẫn có tỷ lệ mắc bệnh cao như người lớn, nhưng chúng không đến bệnh viện vì chúng có những triệu chứng nhẹ hơn người lớn rất nhiều. Đây là những điều chúng ta còn chưa hiểu biết.”
Giáo sư Cheng nói: “Có những căn bệnh truyền nhiễm như bệnh thủy đậu hay bệnh sởi, nếu bị nhiễm bệnh thì càng lớn tuổi sẽ càng nguy hiểm”.
Children, wearing face masks, after arriving in Sydney from a flight from Wuhan, China. Source: AAP/AP/Rick Rycrof
Mặc dù tới nay các trường hợp trẻ em bị nhiễm chỉ cho thấy các triệu chứng nhẹ, nhưng điều quan trọng là cần xác định liệu trẻ em có phải là nguồn lây lan tiềm ẩn của Covid-19 hay không. Giáo sư Cheng nói:
"Đây là một vấn đề thật sự quan trọng bởi vì nếu trẻ em không bị nhiễm bệnh, thì chúng ta không cần đóng cửa trường học. Nhưng nếu trẻ em cũng bị nhiễm, và chỉ mắc bệnh nhẹ, thì tạm thời đóng cửa trường học là cần thiết.”
Giáo sư Kanta Subbarao, giám đốc Trung tâm Hợp tác với WHO về Nghiên cứu Dịch Cúm, tại Viện Truyền nhiễm và Miễn dịch Peter Doherty ở Melbourne, nói điều này từng xảy ra trước đây, trong những lần bùng nổ đại dịch coronavirus như SARS và MERS. Trẻ em bị nhiễm bệnh nhẹ hơn và cho thấy rất ít triệu chứng. Không có trẻ em hay thiếu niên nào tử vong vì bệnh SARS.
Giáo sư Subbarao tin rằng trẻ em có thể không bị mắc các bệnh nghiêm trọng bởi vì chúng nhiễm một lượng virus thấp hơn so với người lớn. Một giả thuyết khác cho rằng virus không thể nhân lên trong cơ thể trẻ em như xảy ra trong cơ thể người lớn.
Các lý thuyết khác thì nói phổi của trẻ em khỏe mạnh hơn bởi vì chúng chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi khói thuốc lá và không khí ô nhiễm.Raina MacIntyre, là giám đốc Chương trình An Ninh Sinh Học thuộc Viện Kirby, đại học UNSW, cho rằng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ ở trẻ em đã khiến cơ thể chúng có thể chiến đấu với coronavirus nhanh chóng hơn người lớn.
The Sydney Opera House and Harbour Bridge are seen through smoke haze from bushfires in New South Wales. Source: AAP
Nguy cơ tử vong cao ở lứa tuổi 70 và 80, đa phần đều xảy ra do bệnh nhân đã có sẵn một vấn đề sức khoẻ nào đó trong cơ thể.
Vậy thì tại sao những chứng bệnh về hô hấp khác như bệnh cúm, xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Giáo sư MacIntyre nói: "Tôi nghĩ câu trả lời ở đây là xu hướng tự nhiên của coronavirus là gây ra những căn bệnh nhẹ, nhưng ở người lớn tuổi không thể chống đỡ nên mới trở nên nghiêm trọng. Còn xu hướng tự nhiên của bệnh cúm là rất nghiêm trọng dù ở bất kỳ lứa tuổi nào”.
Giáo sư Robert Booy, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thuộc trường Đại học Sydney, tin rằng chìa khóa giải đáp bí ẩn nằm ở trong hệ thống miễn dịch của cơ thể chúng ta, phụ thuộc vào việc cơ thể đó đã tiếp xúc với coronavirus bao nhiêu lần.
Người lớn có thể bị nhiễm coronavirus nhiều lần trong đời, và các chuyên gia suy đoán rằng hệ thống miễn dịch ở người lớn đã trở nên “quá tải”. Còn trẻ em thì có thể mới bị nhiễm lần đầu, vì vậy các triệu chứng có thể nhẹ hơn.
Tuy nhiên ông khẳng định một sự thật rằng, đến nay câu hỏi đặt ra rất nhiều mà vẫn chưa có lời giải, cho đến khi nào chúng ta thật sự hiểu một cách rõ ràng về hoạt động của bệnh dịch này.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại