Tàu cần cẩu Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Một tàu cần cẩu khổng lồ của Trung Quốc bị phát hiện chỉ nằm cách bờ biển Việt Nam 90 km – tức thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam – đe dọa nguy cơ đối đầu trên biển giữa hai nước.

Crane vessel Lanjing.

Crane vessel Lanjing. Source: Wikipedia

Tàu Lam Kình (Lan Jing), một trong những tàu cần cẩu lớn nhất trên thế giới, rời thành phố Trạm Giang phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hồi đầu tháng trước, và , Việt Nam vào tối thứ Ba 3/9, theo trang Marine Traffic.

Các nhà quan sát cho rằng sự hiện diện của con tàu này gần bờ biển Việt Nam có thể là một động thái thách thức năng lực hàng hải của chính quyền Hà Nội.

Đội tàu của hai nước đã đối đầu với nhau kể từ khi tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đến gần bãi Tư Chính hồi tháng 7, nhằm cản trở hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với sự hợp tác của công ty Rosneft của Nga.

Nhà nghiên cứu Collin Koh thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam, Singapore nhận định:

“Thử tưởng tượng Việt Nam phải vận dụng tối đa năng lực hàng hải hạn chế của mình, không chỉ ở bãi Tư Chính mà còn phải ứng phó với tàu Lam Kình – điều này có thể làm phức tạp tình hình đối với Việt Nam, vốn đang phải đối mặt với sự bất cân xứng về năng lực hàng hải đối với Trung Quốc.”
The Chinese crane vessel Lin Jiang has been tracked to 90km from the Vietnamese coastline.
The Chinese crane vessel Lin Jiang has been tracked to 90km from the Vietnamese coastline. Source: Marine Traffic
Tàu Lam Kình thuộc Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation – CNOOC) và được trang bị một cần cẩu có công suất 7,500 tấn, với một cần cẩu bổ sung 4,000 tấn và một móc phụ 1,600 tấn. Nó đã được triển khai trong một số dự án lắp đặt các giàn khoan dầu lớn tại Biển Đông.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu an ninh và chính trị khu vực thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS, Singapore, nói với rằng do vị trí di chuyển của tàu Lam Kinh là trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chứ không phải là trong lãnh hải, nên Việt Nam chưa thể phản ứng gì:

“Đi kèm theo nó là mấy tàu vận tải khác, nhưng người ta thấy các tàu vận tải đó không có các khung nhà giàn hay khung giàn khoan cố định nào. Và kèm theo nó còn có hàng chục tàu cảnh sát biển Trung Quốc đi hộ tống.
Cảnh sát biển của Việt Nam cũng đi theo và không làm gì được người ta cả vì người ta đã làm gì đâu.
Trong khi đó, hôm thứ Hai 2/9, Hoa Kỳ và 10 nước ASEAN đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên ngoài khơi Vịnh Thái Lan, và mở rộng cho tới Cà Mau ở cực nam Việt Nam.

Trước đó, Philippines, Brunei và Việt Nam – cả ba nước đều có lợi ích chủ quyền ở Biển Đông – cũng ở vùng biển gần Hòn Khoai, Việt Nam.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 5 September 2019 5:26pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends