Năm 2019, một chiến dịch quốc tế mang tính nhân đạo đang đưa ra thử thách cho mọi người tham gia và duy trì chế độ ăn thuần chay trong tháng 1.
Chiến dịch này có tên là , vốn khởi phát tại Anh vào năm 2014. Người tham gia sẽ được tư vấn kế hoạch ăn chay, tư vấn dinh dưỡng cũng như những lời khuyên hữu ích khác khi đi ăn chay ngoài tiệm.Phát ngôn viên của tổ chức Bảo vệ quyền động vật tại Úc, Lisa Chalk cho biết, đây là một cách thú vị để mọi người thử một chế độ ăn uống mới, mang tính nhân đạo nhiều hơn.
A dining table with plates of vegetables and salad Source: Getty Images
“Đây là cách đầy thú vị và rất tích cực để thử dùng thực phẩm thuần chay, và cũng là tham gia vào một phong trào toàn cầu rất có ý nghĩa, hướng tới một tương lai bền vững hơn" - bà nói với SBS News.
Khoảng 300 ngàn người trên toàn thế giới dự kiến sẽ tham gia chiến dịch Veganuary năm 2019 này.
Chế độ ăn chay ngày thêm phổ biến
Một chế độ ăn thuần chay sẽ không gồm tất cả các sản phẩm làm từ động vật, như thịt, trứng và sữa.
Nhiều người chọn thực hiện chế độ ăn rau bởi lo ngại trước việc bảo đảm quyền của động vật hay do lo lắng bởi tác động của ngành chăn nuôi đến vấn đề môi trường toàn cầu.
Úc có thị trường thực phẩm thuần chay tăng trưởng nhanh đứng hàng thứ ba trên thế giới. Chỉ trong 5 năm qua, số lượng các thực phẩm thuần chay bán ra tại các siêu thị Úc đã tăng đến 92%.
Lisa Chalk từ tổ chức bảo vệ quyền của động vật Animal Australia nói với SBS News rằng, ngày càng nhiều người Úc thử chế độ ăn thuần chay hay đơn thuần chỉ là không ăn thịt (nhưng vẫn ăn trứng và dùng sữa).
"Ở Úc, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm tốt và bền vững hơn ngày càng tăng cao. Một phần ba người Úc đã bỏ hay cắt giảm đáng kể lượng thịt trong thực đơn của họ" – bà này nói.Dù lưu ý đến lợi ích sức khỏe tiềm tàng của chế độ ăn uống thuần thực vật, chuyên gia dinh dưỡng Nicole Dynan cũng cảnh báo rằng, những ai có ý định thử chế độ ăn thuần chay nên kiểm tra xem liệu với chế độ ăn như vậy, liệu cơ thể của họ có tiếp nhận đủ các vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu hay không.
Vegan diet. Source: Getty Images
"Với một chế độ ăn uống từ thực vật, một số chất dinh dưỡng có nguy cơ bị thiếu. Đó có thể là những thứ như protein, sắt và kẽm, thậm chí là Omega-3 và quan trọng nhất là B12. Đó là loại vitamin chỉ có thể có qua thực phẩm làm từ động vật" - bà Dynan nói.
Bà cũng khuyến nghị những mới tập ăn chay hạn chế dùng các món chay giả mặn.
Bà phân tích: “Chúng (những thực phẩm chay giả mặn) hoàn toàn có thể kết hợp trong chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, đừng nên hoàn toàn phụ thuộc hoàn toàn vào chúng vì chúng có thể chứa khá nhiều muối hoặc natri. Bởi vậy, về lâu dài, chúng có thể gây bất lợi cho sức khỏe".
"Hãy dùng rau và cây họ đậu. Hãy dùng những thực phẩm như vậy. Đó là cách ăn chay tốt" – bà nói.
Soul Burger offers fast food, that is 100% vegan. Source: Supplied
Và nhà hàng thuần chay
Năm 2018, Dominos và Hungry Jacks đã thêm các sản phẩm làm từ thực phẩm thuần chay vào thực đơn của các công ty này ở Úc.
Với độngn thái đó, 2 công ty trong ngành kinh doạnh thức ăn nhanh này đã ghi tên vào danh sách các nhà hàng và chuỗi thức ăn nhanh cung cấp các bữa ăn có nguồn gốc thực vật, nhằm đáp ứng thị hiếu ăn chay đang ngày càng phổ biến.
Lentil as Anything là một chuỗi nhà hàng phi lợi nhuận và trả tiền tùy hỉ, hiện mở ở nhiều địa điểm khác nhau trên khắp 2 thành phố Melbourne và Sydney.
Các tình nguyện viên của nhà hàng này phục vụ khoảng 600 bữa ăn mỗi ngày, và tất cả đều là món ăn thuần chay.Nicole Khoury, quản lý một trong những nhà hàng của , ở vùng ngoại ô Newtown của TP Sydney cho biết rằng, cà ri là món ăn được khách hàng rất yêu thích.
Source: Lentils As Anything
"Chúng tôi nổi tiếng với món cà ri. Ngay từ những ngày đầu, cà ri đã là món chủ lực trong thực đơn” – bà nói. "Món này do nữ đầu bếp Chandra của chúng tôi làm. Cô ấy là một trong những người làm việc ở nhà hàng này ngay từ những ngày đầu. Cô ấy đến từ Sri Lanka."
Nhà hàng thu hút thực khách đủ mọi tầng lớp. "Chúng tôi cung cấp thực đơn thuần chay. Đó là thực đơn đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của những khách hàng khác nhau, dẫu họ thuộc về tôn giáo hay triết lý nào, dẫu quan điểm của họ về quyền động vật hay vấn đề môi trường ra sao" – bà nói.
Bà Khoury cũng cho biết, bà nhận thấy, những người trẻ đến nhà hàng để ăn các món thuần chay ngày càng nhiều hơn.
"Đôi khi, họ đến chỉ vì tò mò, thử chế độ ăn thuần chay hay chỉ muốn ít ăn thịt hơn, có thể bởi họ đã ý thức được tác động của việc ăn thịt với môi trường cũng như với chính họ. Nhưng cũng có nhiều người trẻ khác quyết định ăn thuần chay hay hoàn toàn không ăn thịt“ – bà nói.
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại