Thử nghiệm vắc xin COVID-19 cho kết quả an toàn và hiệu quả

Thử nghiệm cho thấy loại thuốc này không có tác dụng phụ và hi vọng sẽ có mặt trên thị trường trong năm nay.

Samples from coronavirus vaccine trials are handled inside the Oxford Vaccine Group laboratory in Oxford, England.

Samples from coronavirus vaccine trials are handled inside the Oxford Vaccine Group laboratory in Oxford, England. Source: AAP

Highlights
  • Vắc-xin AZD1222 được thử nghiệm trên 1,077 người trưởng thành từ 18 - 55 tuổi, không có tiền sử bệnh Covid-19.
  • Loại vắc-xin không gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng, đồng thời cho phản ứng miễn dịch tế bào T và kháng thể.
  • Nhiều quốc gia đã ký thoả thuận với hãng dược AstraZeneca để sản xuất vắc-xin.
Theo kết quả thử nghiệm hôm thứ Hai, vắc-xin coronavirus được công ty dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển đã cho thấy có phản ứng miễn dịch ở những thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu, hi vọng sẽ được đưa vào sử dụng cuối năm nay.

Loại vắc-xin này được gọi là AZD1222, được nhà khoa học từ WHO mô tả là ‘ứng viên hàng đầu’ trong cuộc đua toàn cầu tìm ra phương thuốc ngăn chặn đại dịch đã khiến hơn 600,000 người tử vong.

Theo các kết quả thử nghiệm được đăng trên tạp chí Y khoa Lancet, loại vắc-xin này không gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng nào, đồng thời cho phản ứng miễn dịch tế bào T và kháng thể. Đặc biệt phản ứng mạnh nhất được tìm thấy ở những người được nhận 2 liều vắc-xin.
Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Sarah Gilbert từ Đại học Oxford nói rằng những kết quả này ‘rất hứa hẹn’.

“Nếu vắc-xin hiệu quả, đây là một lựa chọn đầy hứa hẹn vì những loại vắc-xin này có thể được sản xuất với số lượng lớn.”

Thủ tướng Anh Boris Johnson, người đã cấp kinh phí cho dự án, đã ca ngợi kết quả này là những tin tức rất khả quan’, dù các nhà nghiên cứu cảnh báo dự án vẫn còn ở giai đoạn đầu.

Nhóm nghiên cứu đại học Oxford đã sử dụng chuỗi biến đổi gen của loại virus cúm phổ biến lây nhiễm ở khỉ. Họ dùng virus này để huấn luyện hệ miễn dịch nhận biết Covid-19.

Đồng thời với việc phát triển kháng thể trong máu, các nhà khoa học cũng phát hiện các bệnh nhân dùng vắc-xin đã phát triển phản ứng tế bào T, giúp cơ thể xác định và trung hoà virus.

“Hệ miễn dịch có hai cách để phát hiện và tấn công mầm bệnh, nhờ vào phản ứng kháng thể và phản ứng tế bào T,” ông Andrew pollard, thành viên nhóm nghiên cứu đại học Oxford giải thích.

“Loại vắc-xin này có khả năng vừa có thể tấn công virus khi lan truyền trong cơ thể, vừa có thể tấn công tế bào bị nhiễm.”

Cuộc thử nghiệm mới nhất được thực hiện trên 1,077 người trưởng thành khoẻ mạnh, trong độ tuổi từ 18  - 55 và không có tiền sử bệnh Covid-19.

Nhóm nghiên cứu đại học Oxford phát hiện trong số 500 bệnh nhân được cho 1 liều vắc-xin, phản ứng miễn dịch đạt đỉnh trong vòng 14 ngày sau đó giảm dần cho đến ngày 56, tức ngày cuối cùng giai đoạn nghiên cứu.
Công ty dược phẩm AstraZeneca đã ký thoả thuận với chính phủ một số quốc gia trên thế giới để cung cấp vắc-xin sau khi chứng minh được tính hiệu quả và được cấp giấy phép. Công ty này nói rằng họ không tìm kiếm mục tiêu lợi nhuận từ việc sản xuất vắc-xin này trong thời gian có đại dịch.

Được biết AstraZeneca đã ký thoả thuận để sản xuất và cung ứng hơn 2 tỷ liều thuốc, với 300 triệu liều thuốc dành riêng cho thị trường Hoa Kỳ.

Pascal Soriot, giám đốc điều hành của AstraZeneca, nói công ty đang trên đà sản xuất thuốc vào tháng Chín này, và hi vọng thuốc sẽ có mặt trên thị trường vào năm nay, tuỳ thuộc thời gian hoàn thành các thử nghiệm.

Các cuộc thử nghiệm giai đoạn sau đang được thực hiện ở Braxin và Nam Phi, và dự kiến bắt đầu ở Hoa Kỳ nơi có nhiều ca nhiễm hơn.

Các kết quả thử nghiệm cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh hơn trong sô 10 người được cho thêm liều thứ hai sau 28 ngày.

Giáo sư Gilbert nói thử nghiệm giai đoạn đầu không thể xác định nên cần một hay hai liều để có miễn dịch.

“Có thể chúng ta không cần đến 2 liều, nhưng tôi muốn biết chúng ta có thể đạt được những gì,” bà nói với phóng viên.

Về phía AstraZeneca, đại diện hãng này nói hãng sẽ nghiêng về lựa chọn sản xuất hai liều vắc-xin ở những thử nghiệm giai đoạn sau, vì không muốn mạo hiểm việc sản xuất một liều hoặc ít hơn mà lại không cho kết quả.

Các nhà nghiên cứu cho hay vắc-xin gây phản ứng phụ nhẹ thường xuyên hơn, nhưng một số phản ứng phụ có thể giảm nhẹ bằng thuốc giảm đau paracetamol.

Theo WHO, có hơn 150 loại vắc-xin coronavirus trên thế giới hiện đang được thử nghiệm ở những giai đoạn khác nhau, trong đó có 23 loại đã được thử nghiệm trên người.
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.

Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: https://www.sbs.com.au/language/vietnamese/coronavirus-updates
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share
Published 21 July 2020 4:06pm
Updated 21 July 2020 4:09pm

Share this with family and friends