Highlights
- Tổng giám mục Anh giáo tại Sydney dọa sẽ tẩy chay vắc-xin coronavirus của Đại học Oxford vì những lý do về mặt đạo đức.
- Lãnh đạo nhà thờ Công giáo và Chính thống giáo Hy Lạp cũng đồng tình với quan điểm trên, và đã gửi thư lên Thủ tướng bày tỏ quan ngại.
- Úc đã ký thỏa thuận mua 25 triệu liều vắc-xin của Đại học Oxford để tiêm miễn phí cho toàn bộ công dân Úc.
Tổng giám mục Anh giáo tại Sydney Glenn Davies đã nêu quan ngại về việc các nhà khoa học đang sử dụng dòng tế bào từ một bào thai đã bị bỏ được lựa chọn.
Trên thực tế, việc sử dụng tế bào bào thai là một cách phổ biến trong nghiên cứu y khoa.
“Việc sử dụng loại tế bào này cho khoa học là một việc đáng lên án,” ông trả lời phỏng vấn ABC hôm thứ Ba.
Tổng giám mục Davies nói ông sẽ đợi đến khi có loại vắc-xin thứ hai nếu như vắc-xin có mặt đầu tiên là của Đại học Oxford.
“Nhưng đây là quyết định cá nhân của tôi, và không phải là quyết định mà tôi muốn bắt người khác làm theo.”
Quan điểm của ông được các lãnh đạo nhà thờ Công giáo và Chính thống giáo Hy Lạp đồng tình, và họ đã thảo một bức thư đến Thủ tướng Úc bày tỏ sự quan ngại của mình.
Tuy nhiên, có một Tổng giám mục Công giáo tại Sydney là ông Anthony Fisher đã không nhập hội tẩy chay đối với vắc-xin coronavirus.
“Tôi không và cũng sẽ không kêu gọi giáo dân của mình tẩy chay vắc-xin này một khi nó có mặt trên thị trường,” ông nói.
“Tôi không cho rằng đó là chuyện vô đạo đức để sử dụng vắc-xin nếu như không có lựa chọn nào khác.”
Tuần trước, Úc đã ký một bản đề nghị với công ty AstraZeneca và Đại học Oxford để mua 25 triệu liều vắc-xin nếu các cuộc thử nghiệm thành công, và dự kiến việc tiêm vắc-xin sẽ miễn phí cho toàn bộ công dân Úc.
Vắc-xin của Oxford/AstraZeneca sử dụng tế bào HEK-293, dòng tế bào phôi thận của một bào thai bị bỏ.
Tế bào HEK-293 thường được sử dụng trong nghiên cứu do đặc tính phát triển nhanh và dễ dàng bảo quản.
“Chính phủ luôn theo lời khuyên y tế”
Phát ngôn nhân của Thủ tướng Scott Morrison cho hay ông tôn trọng quan điểm của cộng đồng tôn giáo Úc và cũng hiểu vấn đề đang được nêu ra.
“Chính phủ đang đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ để hi vọng sẽ tạo ra một dòng vắc-xin có thể phù hợp cho nhiều người Úc nhất,” người phát ngôn nhân trả lời AAP.
“Có nhiều loại vắc-xin đang phát triển không chứa những dòng tế bào này, trong đó có vắc-xin UQ mà chính phủ đã đầu tư $5 triệu.”
“Chính phủ sẽ luôn tuân theo lời khuyên y tế và sẽ khuyến khích người dân tiêm vắc-xin khi có thể.”
Bên cạnh đó cũng có những câu hỏi được đặt ra về việc vì sao các lãnh đạo tôn giáo kiên quyết phản đối vắc-xin coronavirus mà không phải các loại thuốc khác, vốn cũng được phát triển theo cách thức tương tự.
Các tế bào lấy bào thai có lựa chọn đã được sử dụng từ những năm 1960 trong việc phát triển vắc-xin cho bệnh rubella, bệnh thủy đậu, viêm gan A và bệnh giời leo.
Tế bào này cũng được sử dụng trong việc nghiên cứu điều trị các bệnh như băng huyết, thấp khớp, viêm khớp và xơ nang.
Phó ban Y tế Nick Coatsworth nhận thức những điều mà nhà thờ quan tâm nhưng ông nói rằng đã có những quy định về mặt đạo đức rất nghiêm ngặt quanh việc sử dụng các tế bào của con người.
Các lãnh đạo nhà thờ cũng đang muốn chính phủ cam kết rằng việc tiêm vắc-xin sẽ không bắt buộc.
Họ cũng muốn bảo đảm rằng sẽ không ai bị ép buộc phải kê đơn, hoặc buộc đồng ý sử dụng vắc-xin và đó phải là ‘vắc-xin không gây tranh cãi về mặt đạo đức’.
Dân biểu tự do Lao động Jim Chalmers nói khi vắc-xin xuất hiện thì phải có nhiều người được tiêm vắc-xin để bảo đảm tính hiệu quả.
“Đó là ý kiến cá nhân của tôi. Tôi nói đây là tư cách một người Công giáo và để có kết quả tốt nhất cho nước Úc,” ông nói với đài ABC.
“Vắc-xin là thứ giúp chúng ta vượt qua dịch bệnh tồi tệ hiện nay.”
Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. Trong nhà, phải có mật độ không quá một người trên bốn mét vuông không gian sàn.
Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn (đừng đến phòng mạch) hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.
Nếu bạn đang khó nhọc để thở hoặc trải qua một trường hợp khẩn cấp y tế, hãy gọi 000.
SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại:
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại