Trẻ em nên bắt đầu đi học ở độ tuổi nào?

Câu trả lời cho chuyện này có lẽ quá đơn giản, thế nhưng trên thực tế có rất nhiều phụ huynh đang đau đầu và tìm cách trì hoãn ngày đưa con đến trường.

Children at school

Trẻ nên đi học sớm hay chờ đến 6 tuổi? Source: Wikimedia commons

Tiến sĩ tâm lý Amanda Mergler từ Đại học Kỹ thuật Queensland đã làm nghiên cứu trên 224,000 học sinh ở tiểu bang Queensland trong vòng 4 năm.

Bà phát hiện tỷ lệ phụ huynh giữ con cái ở nhà cho tới 6 tuổi đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian 2010 – 2014, tăng từ 1.5% lên 2.9%.

Tại NSW, tỷ lệ phụ huynh trì hoãn việc đưa trẻ đến trường chiếm đến 22%.Tiến sĩ Mergler cho hay hầu hết những trẻ em này là trẻ em trai.

“Có lẽ trẻ em trai thường nghịch ngợm hơn, chúng khó có thể ngồi yên giữ trật tự.”
Tỷ lệ phụ huynh giữ con cái ở nhà cho tới 6 tuổi đã tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian 2010 – 2014
Bên cạnh đó, tiến sĩ Mergler cũng xem xét những số liệu ở các tiểu bang khác và nhận thấy phụ huynh hiện vẫn đang đau đầu với quyết định khi nào thì nên cho con đi học.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của phụ huynh bao gồm độ tuổi của các em, sự trưởng thành, ảnh hưởng của việc đi học đến giai đoạn sau của trẻ và kinh nghiệm trường học của bản thân phụ huynh.

Những phụ huynh có ký ức không tốt đối với trường học thường có xu hướng trì hoãn thời gian đưa con đến trường. Họ muốn con cái họ phải đủ chín chắn và là một trong những học sinh lớn của lớp, có đủ khả năng để xử lý những tình huống với bạn bè trong khi vẫn có thể tập trung vào việc học.

Tuổi đi học có nên giống nhau?

Hiện tại thời điểm trẻ bắt đầu đi học vẫn còn khác nhau giữa các tiểu bang, tùy thuộc vào ngày cut – off date (ngày trẻ được 5 tuổi).

Ví dụ ngày cut – off date ở tiểu bang Queensland, Tây Úc và Lãnh thổ Bắc Úc là 30/6, ở NSW là 31/7, Victoria và ACT là tháng Tư hoặc tháng Năm.

Điều này có nghĩa là độ tuổi trẻ đến trường có thể xê xích từ 4.5 tuổi cho đến 6 tuổi.

Sau cuộc nghiên cứu kể trên, ngay lập tức đã có nhiều ý kiến kêu gọi trẻ em phải đến trường vào độ tuổi giống nhau.

Chủ tịch Hiệp hội Hiệu trưởng các trường tiểu học ở Úc, Dennis Yarrington nói với , không có nguyên tắc nào cho rằng chỉ có bé trai phải ở lại trường mầm non lâu hơn bé gái.

“Chúng tôi khuyến khích các phụ huynh nên đến gặp hiệu trưởng để thảo luận về những lựa chọn khác.”
“Nếu chúng ta đưa trẻ đến trường khi trẻ còn quá nhỏ và yêu cầu trẻ phải cư xử theo cách chúng không thể làm được, liệu có phải chúng ta đã khiến trẻ trở thành một đứa trẻ nghịch ngợm hay một đứa trẻ có vấn đề?,” Tiến sĩ Mergler.
Nghiên cứu cũng dấy lên quan ngại về áp lực đang gia tăng nơi trẻ trong năm đầu đến trường.

Khi ở trường mẫu giáo, các bé ở trong môi trường học tập với những trò chơi, nhưng khi chuyển qua một môi trường mới, tính học thuật nhiều hơn, điều này dễ khiến trẻ chưa được chuẩn bị tâm lý dễ gặp áp lực và chán nản.

“Nếu chúng ta đưa trẻ đến trường khi trẻ còn quá nhỏ và yêu cầu trẻ phải cư xử theo cách chúng không thể làm được, liệu có phải chúng ta đã khiến trẻ trở thành một đứa trẻ nghịch ngợm hay một đứa trẻ có vấn đề?,” Tiến sĩ Mergler.

“Và nếu đứa trẻ đó bắt đầu gặp rắc rối vì hành vi không đúng mực, thì điều đó có thể sẽ theo trẻ suốt những năm tháng sau này.”

Ông Yarrington thì cho rằng việc có một độ tuổi đến trường chung cho các trẻ em có thể gây quan ngại.

“Nếu chúng ta cứ cố dạy những môn học bắt buộc khi mà trẻ chưa sẵn sàng, khi đó chúng ta sẽ ngay lập tức thấy những lỗ hổng và khoảng cách trong kết quả học tập của chúng.”


Share
Published 20 July 2017 6:50pm
Updated 20 July 2017 7:01pm
By Hương Lan

Share this with family and friends